Thứ Sáu, 28/06/2013 16:12

Kiến nghị thêm giải pháp tín dụng cứu ngành cà phê

Đồng tình với kiến nghị bổ sung cà phê vào đối tượng được gia hạn vay vốn nhưng Bộ Tài chính cho rằng cần có thêm nhiều cách hỗ trợ khác, đặc biệt là những giải pháp tín dụng để gỡ khó cho ngành cà phê.

Đây là nội dung vừa được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ nhằm cho ý kiến với đề xuất gia hạn thời gian vay vốn tối đa với các khoản vay tín dụng xuất khẩu của ngành cà phê từ 12 tháng lên 36 tháng mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất trước đó.

Cụ thể, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ cho phép mặt hàng cà phê được áp dụng chính sách mới kéo dài thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa lên 36 tháng với những doanh nghiệp thực sự có hàng xuất khẩu khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, hiện dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu với mặt hàng cà phê tới hết tháng 5/2013 tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 696 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính tổng số nợ xấu của ngành cà phê bao gồm cả khoản vay với ngân hàng thương mại thì con số này vào khoảng 6.330 tỷ đồng.

Như vậy, nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu với mặt hàng cà phê tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ chiếm 11% tổng dư nợ xấu.

Qua đó, Bộ Tài chính cho rằng, nếu chỉ xử lý gia hạn nợ vay tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì không giải quyết triệt để khó khăn về vốn với ngành hàng cà phê.

“Vì vậy, Bộ Tài chính trình Thủ thướng Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng có giải pháp để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh cà phê,” Bộ Tài chính nêu rõ.

Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng cho rằng các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu cà phê trong nước gặp nhiều khó khăn không chỉ vì lý do thiếu vốn nên các doanh nghiệp phải vay ngân hàng với lãi suất cao, trung bình 17%/năm.

Trong nhận định của mình, ngành tài chính cho rằng, sự khó khăn của mặt hàng cà phê còn có nguyên nhân khác như việc quy hoạch và đầu tư với cây cà phê. Trong đó, Bộ Tài chính nêu lên ví dụ về việc chậm tái canh trong khi cà phê già cỗi khiến năng suất thấp hay người trồng cà phê tiềm lực tài chính yếu, không có khả năng đầu tư giống, chăm sóc…

Vì vậy, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cụ thể những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ cà phê để có phân tích nguyên nhân, đề xuất khắc phục khó khăn./.

Trước đó, thông tin từ các doanh nghiệp cà phê cho thấy, trong thời gian qua, giá cà phê trong nước và xuất khẩu liên tục giảm. Tại thị trường trong nước, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên từ mức 46 nghìn đồng/kg trong nửa đầu tháng 3/2013 đến nay đã giảm xuống còn 39.000 đến 40.000 đồng/kg, khiến nhiều doanh nghiệp cà phê có nguy cơ thua lỗ, thậm chí vỡ nợ.

Trước khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản số 1865/BNN-CB ngày 5/6/2013 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung mặt hàng cà phê vào đối tượng được gia hạn thời gian vay vốn tối đa từ 12 tháng lên 36 tháng với các khoản vay tín dụng xuất khẩu.

Xuân Dũng

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Cà phê Việt Nam đang hấp hối? (26/06/2013)

>   Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc vượt 470 triệu USD (26/06/2013)

>   Sẽ gia hạn các khoản vay thu mua tạm trữ thóc, gạo (25/06/2013)

>   Xuất khẩu gạo Việt Nam: Hướng tới thị trường Trung Quốc (25/06/2013)

>   Dự báo thế giới sẽ không có đủ gạo vào năm 2050 (25/06/2013)

>   Xuất khẩu nông sản giảm cả về giá và khối lượng (24/06/2013)

>   Nông nghiệp “chạm đáy” khủng hoảng (24/06/2013)

>   Tồn kho biến đại gia cà phê thành con nợ (24/06/2013)

>   Đã xuất khẩu gần 3 triệu tấn gạo tính đến ngày 13/6 (24/06/2013)

>   Mua tạm trữ gạo: Chìa không vừa ổ khoá (24/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật