Thứ Hai, 24/06/2013 12:00

EU chia rẽ về các gói giải cứu ngân hàng tương lai

Các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) đã không thể tìm được tiếng nói chung về cách thức giải cứu các ngân hàng khó khăn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

 

Sau gần 20 giờ đàm phán vào ngày thứ Bảy, các bộ trưởng tài chính EU vẫn còn chia rẽ về việc liệu có nên để những người gửi tiền tiết kiệm chịu một phần chi phí của gói giải cứu.

Do đó, vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận tại cuộc họp của những người đứng đầu Chính phủ EU vào thứ Tư tới. Bộ trưởng Tài chính Pierre Moscovici cho biết: “Tôi tin tưởng chúng tôi sẽ đạt được thỏa thuận”.

Các cuộc thảo luận vào thứ Bảy vừa qua tại Luxembourg chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc mới cho phép xác định thứ tự mà nhà đầu tư và các chủ nợ phải phải đóng góp cho gói giải cứu ngân hàng.

Các quốc gia khu vực vẫn còn chia rẽ về việc có nên xem gói giải cứu Cộng hòa Síp là một mô hình cho các gói giải cứu tương lai hay các khoản thua lỗ chỉ nên áp dụng đối với các chủ nợ của ngân hàng.

Anh là một trong những quốc gia không muốn bị ràng buộc bởi các quy định của EU và muốn linh hoạt hơn trong việc yêu cầu người gửi tiền đóng góp cho các gói giải cứu tương lai. Được biết, Anh là một trong 10 quốc gia của EU không thuộc Eurozone.

Giải cứu NH bằng nguồn vốn tư nhân (bail-in) hay nguồn vốn Chính phủ (bail-out)?

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hàng loạt quốc gia EU đã bơm hàng chục tỷ EUR để hỗ trợ ngân hàng yếu kém. Trong trường hợp của Cộng hòa Síp, Tây Ban Nha và Ireland, các ngân hàng của những nước này chủ yếu cần giải cứu.

Trong mỗi trường hợp, Chính phủ phải tung ra gói giải cứu ngân hàng, khiến thị trường lo sợ thua lỗ tại các ngân hàng có thể lớn hơn so mức mà Chính phủ có thể giải quyết.

Vấn đề càng trở nên phức tạp bởi thực tế rằng hầu hết các Chính phủ Eurozone đều phải dựa vào các ngân hàng của mình để cho các ngân hàng khác vay trong trường hợp cần thiết.

Điều này đã thay đổi vào đầu năm nay khi Cộng hòa Síp nhận được khoản vay 10 tỷ EUR (tương đương 13 tỷ USD) từ các đối tác EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một phần của khoản vay này đến từ tiền thuế áp dụng đối với các khoản tiền gửi lớn và phần còn lại đến từ cuộc cải cách ngân hàng với dự kiến huy động được 13 tỷ EUR.

Trước đó, đề xuất huy động tiền từ việc đánh thuế tất cả người gửi tiền tiết kiệm tại Síp, bao gồm cả những khoản tiết kiệm dưới 100,000 EUR, đã khiến các thị trường tài chính hoảng loạn và nhanh chóng bị thu hồi.

Trước Cộng hòa Síp, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha cũng đã nhận được tiền giải cứu.

Đầu tuần trước, các bộ trưởng tài chính đã đồng ý về cách thức các quỹ giải cứu khẩn cấp của Eurozone bơm tiền trực tiếp vào các ngân hàng yếu kém.

Theo đó, quỹ giải cứu sẽ có thể bơm tổng cộng 60 tỷ EUR vào các nhà cho vay khó khăn nhưng Chính phủ, các nhà cho vay và người gửi tiền cũng sẽ chia sẻ gánh nặng này.

Phước Phạm

Infonet

Các tin tức khác

>   BIS: Các NHTW toàn cầu phải ngừng bơm tiền cho nền kinh tế (24/06/2013)

>   9 lý do kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thống trị thế giới (23/06/2013)

>   Trung Quốc và Anh ký thỏa thuận về hoán đổi tiền tệ (23/06/2013)

>   Dầu sụt hơn 4%/tuần về sát mốc 93 USD/thùng (22/06/2013)

>   Tây Ban Nha bán 15.000 tòa nhà thuộc sở hữu của nhà nước (22/06/2013)

>   Vàng bốc hơi gần 100 USD/oz sau 5 phiên (22/06/2013)

>   Thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ ở mức cao (22/06/2013)

>   Ngân hàng TW Thụy Sĩ quyết giữ ổn định đồng nội tệ (21/06/2013)

>   Indonesia: Tăng mạnh hoạt động M&A trong bảo hiểm (21/06/2013)

>   Thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ ở mức cao (21/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật