Thứ Hai, 10/06/2013 16:12

Dự kiến đến 31/05, tín dụng Hà Nội tăng 3.42%

NHNN chi nhánh Hà Nội yêu cầu các tổ chức tín dụng trong thời gian tới tiếp tục cơ cấu lại nợ, tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp, bán nợ xấu cho VAMC. Các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

Lãi suất giảm không đủ tạo lực bẩy tín dụng

Giám đốc NHNN Hà Nội Nguyễn Thị Mai Sương cho biết, đến 30/4/2013, dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn Hà Nội đạt 637.591 tỷ đồng tăng 2,47% so với 31/3/2013, nhưng so với cùng kỳ năm 2012 tăng tới 7,72%. Dự kiến, đến 31/5/2013 tổng dư nợ tín dụng có thể đạt 655.054 tỷ đồng, tăng 2,73% so với 30/4/2013, nếu còn so với cuối năm 2012 tăng 3,42%.

Bà Nguyễn Thị Mai Sương cho biết, cơ cấu huy động được cải thiện khi tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm tăng, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn, tạo thanh khoản bền vững cho các ngân hàng. Nhờ vậy, các ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động tín dụng và chi phí huy động vốn đã giảm được nhiều.

Theo số liệu mới nhất của NHNN Hà Nội, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố đạt 927.576 tỷ đồng tăng 2,03% so với 30/4/2013. Thực tế, có không ít ý kiến lo ngại tín dụng không tăng, trong khi huy động tiếp tục tăng khiến lợi nhuận các ngân hàng bị “ăn mòn”. Song, với vai trò cơ quan quản lý trên địa bàn, bà Sương cho rằng, vấn đề thanh khoản đảm bảo an toàn hệ thống cần đặt lên hàng đầu.

Điều này rất cần thiết, bởi thực tế, có thể thời điểm hiện nay thanh khoản các ngân hàng tốt nhưng nợ xấu tăng, chất lượng tín dụng giảm, trong khi giao dịch thị trường 2 không thuận lợi… nên việc nguồn huy động vốn tiếp tục tăng, sẽ giúp các TCTD bảo đảm khả năng thanh khoản chủ động ứng phó khi thị trường biến động.

Nhìn lại hoạt động của các TCTD trên địa bàn 5 tháng đầu năm, bà Nguyễn Thị Mai Sương nhận định, các TCTD trên địa bàn triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN tiếp cận vốn: tín dụng tập trung vào lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết 01, 02 với lãi suất ưu đãi.

Các DN tốt, hoặc hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên thì lãi suất cho vay chỉ ở mức 8 – 10%/năm. Thậm chí các DN có “sức khỏe” tốt, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được vay vốn mức lãi suất chỉ 7 – 8%/năm.

Với mặt bằng lãi suất như hiện nay, có thể khẳng định về cơ bản lãi suất không còn là rào cản ngăn cách ngân hàng và DN. Bên cạnh đó, các TCTD đang tích cực triển khai các gói sản phẩm tín dụng ưu đãi, chủ động tìm kiếm khách hàng tốt cho vay vốn. Đồng thời, TCTD thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho những khách hàng có dự án sản xuất kinh doanh khả thi và khả năng trả nợ tốt trong tương lai… Nhưng thực tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chưa như mong muốn.

Theo lý giải của bà Sương, nền kinh tế khó khăn, nhiều DN hoạt động cầm chừng, hàng tồn kho lớn… ảnh hưởng đến cầu tín dụng của các DN; sức hấp thụ vốn của DN không tốt. Một số DN đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng, nhưng do vốn tự có tham gia vào dự án chiếm tỷ lệ thấp, hoặc phương án kinh doanh có tính khả thi thấp, hệ thống báo cáo tài chính của DN không đủ làm cơ sở cho các NHTM đánh giá chính xác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

“Đây cũng là một trong những lý do khiến việc tiếp cận vốn của DN bị hạn chế”, lãnh đạo NHNN Hà Nội cho biết thêm.

Tập trung xử lý nợ xấu

Một trong những vấn đề đang được các TCTD tập trung giải quyết là xử lý nợ xấu. Tính đến 30/4/2013, nợ xấu trên địa bàn TP. Hà Nội chiếm 6,7% tổng dư nợ. Trong thời gian tới, khi tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, khả năng nợ xấu gia tăng là hiện hữu, đòi hỏi các TCTD đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu đi đôi với tái cơ cấu.

Bà Nguyễn Thị Mai Sương cho biết, các TCTD yếu kém trên địa bàn tích cực thực hiện tái cơ cấu và đã đạt những kết quả nhất định. Cụ thể, tại TienPhongBankSHB đã xử lý và giải quyết các tồn tại cũ đồng thời tăng quy mô hoạt động. Đây là cơ sở tạo tiền đề đẩy nhanh giải quyết những tồn tại được đặt ra trong Đề án tái cơ cấu cũng như mở ra hướng phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn.

Đối với các TCTD khác, trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính những qua năm, NHNN Hà Nội yêu cầu các TCTD đẩy nhanh xây dựng và hoàn chỉnh phương án tái cơ cấu, trong đó tập trung hoạt động quản trị rủi ro, về năng lực tài chính và tổ chức mạng lưới… Qua đó, nâng cao sức đề kháng cho các TCTD, đồng thời hướng đến đáp ứng yêu cầu chuẩn mực quốc tế trên tất cả các lĩnh vực và yêu cầu khuôn khổ pháp lý mới về an toàn hoạt động ngân hàng.

Đó là những giải pháp dài hơi hơn, còn trước mắt bà Sương nhấn mạnh đến sự chủ động của các TCTD trong việc đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có các biện pháp xử lý. NHNN chi nhánh Hà Nội yêu cầu các TCTD trong thời gian tới tiếp tục cơ cấu lại nợ, tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho DN, bán nợ xấu cho VAMC. Các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô còn khó khăn nên các TCTD cũng cần phải triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai. Song, bà Sương lưu ý, các TCTD không được lợi dụng việc cơ cấu lại nợ và các biện pháp nghiệp vụ khác để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng. NHNN Hà Nội sẽ tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động các TCTD trên địa bàn và xử lý nghiêm nếu phát hiện các vi phạm.

Để việc tái cơ cấu của các TCTD trên địa bàn theo đúng lộ trình, NHNN Hà Nội đề nghị NHNN Việt Nam sớm ban hành Thông tư hướng dẫn việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM. Bởi trong quá trình xử lý nợ có nhiều trường hợp TCTD phải chuyển nợ thành vốn góp của DN. Đối với UBND Hà Nội sớm có quy định hỗ trợ lãi suất cho các DN về vay vốn lưu động phát triển sản xuất kinh doanh; chỉ đạo các ngành trong việc rà soát, thống kê hàng tồn kho nhất là bất động sản để hỗ trợ DN giải quyết, xử lý.

Thanh Huyền

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Sức hấp dẫn của kênh đầu tư "gửi tiết kiệm" (10/06/2013)

>   Ngân hàng tăng tiếp thị lãi suất (10/06/2013)

>   Chuyện toilet “dát vàng” và ngân hàng khó tiêu tiền (10/06/2013)

>   Tiền tệ và tài khóa: “Đường ai nấy đi” (10/06/2013)

>   Không thanh toán tiền mặt khi giao dịch chứng khoán (10/06/2013)

>   Chưa có hồ sơ hoàn chỉnh để vay gói 30.000 tỉ đồng (09/06/2013)

>   Minh bạch tài chính: Chậm bước vì kinh tế khó khăn (09/06/2013)

>   Xử lý nợ xấu khu vực DNNN: Khó cũng phải làm (08/06/2013)

>   Thống đốc đã “trả bài” Quốc hội như thế nào? (08/06/2013)

>   TS Nguyễn Trí Hiếu: Sở hữu chéo làm khuynh đảo thị trường (08/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật