Thứ Hai, 10/06/2013 14:49

Sức hấp dẫn của kênh đầu tư "gửi tiết kiệm"

Trong các kênh đầu tư hiện nay (gửi tiết kiệm, vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản...), gửi tiết kiệm vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn.

Để so sánh hiệu quả, cần nhận diện tốc độ tăng giảm, giá trên từng kênh đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2013.

 

TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM GIÁ TRÊN MỘT SỐ KÊNH ĐẦU TƯ (%). Nguồn số liệu: TCTK và diễn biến thị trường

Diễn biến 5 tháng đầu năm 2013 cho thấy, giá vàng đã có lúc bật tăng nhưng tính chung 5 tháng đã giảm sâu nhất. Đó là tín hiệu cho các dự báo ở cả trên thế giới và trong nước về “thập kỷ của vàng” (tính từ 2002-2011) với đặc điểm “vàng bỏ ống cũng có lãi” đã chấm dứt. Việc bán ra một lượng vàng lớn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua, thời hạn tất toán trạng thái vàng của các ngân hàng thương mại đang đến gần, với chênh lệch giá vàng giữa trong nước và quốc tế lớn..., sẽ làm cho lực mua vào giảm, trong khi lực bán ra tăng, giá vàng sẽ nằm trong xu hướng giảm.

Giá USD sẽ không giảm như năm trước (giảm 0,96%), do năm nay nhập siêu trở lại, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lớn, do một số nền kinh tế lớn giảm giá đồng nội tệ... nhưng cũng sẽ tăng thấp, do nhiều yếu tố. Lượng ngoại tệ vào Việt Nam từ các nguồn vẫn còn lớn.

Lãi suất gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ thấp xa so với lãi suất gửi tiết kiệm bằng nội tệ. Mặc dù có đề xuất cần phá giá VND, nhưng Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đã đưa ra dự báo khả năng cả năm chỉ tăng 1-2% và từ đó đến nay đã 2 lần đưa ra thông điệp không phá giá vào lúc này. Hơn nữa, với cách điều chỉnh thông qua tỷ giá giao dịch liên ngân hàng sẽ không bị áp lực của yếu tố đầu tư. Phá giá sẽ lợi bất cập hại, không chỉ đối với xuất nhập khẩu mà còn tác động tiêu cực đến lạm phát, đến nợ và trả nợ khi tính bằng VND, đến mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối...

Chứng khoán 5 tháng đầu năm đã tăng cả về điểm số, cả về giá trị giao dịch; tốc độ tăng trên là khá cao, ít người ngờ tới. Nhiều chuyên gia dự đoán, với việc nới lỏng chính sách tiền tệ-tài khoá để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn, thì chứng khoán - hàn thử biểu của nền kinh tế - thường đi trước từ 3 đến 6 tháng! Tuy nhiên, chứng khoán là thị trường cao cấp, đòi hỏi phải có trình độ xem xét hoạt động, lựa chọn các mã để đầu tư, lại phải có kỹ thuật để tránh mua ở đỉnh, bán ra ở đáy. Phải chọn 3-4 mã được theo dõi kỹ; lập biểu đồ theo dõi sự biến động để phát hiện chu kỳ tăng/giảm, sau đó bán mã này ở đỉnh, mua mã kia ở đáy - tức là lướt sóng. Nếu không dám ăn già thì ăn non sớm so với quy luật một phiên…

Bất động sản đã giảm khá mạnh cả về giao dịch, cả về giá cả trong 2 năm 2011, 2012. Những tháng đầu năm 2013, với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ xử lý điểm nghẽn lớn này và hỗ trợ thị trường của Chính phủ, của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, nên tốc độ giảm gần đây đã chậm lại (ước chỉ bằng khoảng một phần ba tốc độ giảm bình quân trong 2 năm trước), thậm chí có ý kiến đánh giá đã xuống "đáy", có triển vọng "thoát đáy vượt dốc đi lên" từ 2014. Thông thường bất động sản là thị trường tiếp nối sau thị trường chứng khoán như đã từng xảy ra từ quý I/2007. Điều đó cho thấy, nếu đầu tư vào những công trình mà quá trình thi công phải mất vài ba năm mới hoàn thành thì sẽ đón được cơ hội phục hồi của thị trường, tốc độ tăng giá khi đó sẽ không tính bằng phần trăm mà có thể tính bằng lần như 3 "cơn sốt" trước (1994-1995, 2000-2001, 2007 đến đầu 2008 dừng sau đó được tiếp tục vào 2009- 2010). Nếu đầu tư để ở ngay thì có thể chưa được giá thấp nhất.

Gửi tiết kiệm trong 5 tháng qua có tốc độ tăng lãi suất cao thứ 2 sau chứng khoán. Kênh đầu tư này có 5 ưu thế so với một số kênh đầu tư khác. Đây là kênh đầu tư truyền thống, thích hợp với nhiều đối tượng, với lượng tiền nhiều hay ít. Gửi tiết kiệm cũng phù hợp với tâm lý “tích cốc phòng cơ” của nhiều người. Đây là kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro và cũng là kênh có tính thanh khoản tương đối cao. Từ năm ngoái đến nay và khả năng cả năm nay lãi suất đạt thực dương. Đối với các nhà đầu tư có vốn lớn hơn, nhưng do tạm thời nhàn rỗi hoặc chờ cơ hội đầu tư, nên đã "tạm trú" bằng cách gửi tiết kiệm. Điều này lý giải tại sao vài năm nay tốc độ tăng huy động cao gấp đôi, gấp ba tốc độ tăng cho vay. Theo lạm phát mục tiêu (cả năm 2013 thấp hơn 6,81%), thì những tháng còn lại chỉ tăng dưới 4,4%, bình quân 1 tháng tăng 0,61%, trong khi lãi suất tiết kiệm đạt gần 0,63%/năm.

Nói cách khác, gửi tiết kiệm sẽ được bảo toàn vốn và có thực dương, nên vừa an toàn, hấp dẫn.

Minh Ngọc

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Ngân hàng tăng tiếp thị lãi suất (10/06/2013)

>   Chuyện toilet “dát vàng” và ngân hàng khó tiêu tiền (10/06/2013)

>   Tiền tệ và tài khóa: “Đường ai nấy đi” (10/06/2013)

>   Không thanh toán tiền mặt khi giao dịch chứng khoán (10/06/2013)

>   Chưa có hồ sơ hoàn chỉnh để vay gói 30.000 tỉ đồng (09/06/2013)

>   Minh bạch tài chính: Chậm bước vì kinh tế khó khăn (09/06/2013)

>   Xử lý nợ xấu khu vực DNNN: Khó cũng phải làm (08/06/2013)

>   Thống đốc đã “trả bài” Quốc hội như thế nào? (08/06/2013)

>   TS Nguyễn Trí Hiếu: Sở hữu chéo làm khuynh đảo thị trường (08/06/2013)

>   Vụ “7 ngân hàng xiết nợ một công ty”: Các ngân hàng nộp hồ sơ cho công an (08/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật