Thứ Tư, 19/06/2013 06:33

Doanh nghiệp nghi ngờ hiệu quả sàn giao dịch vận tải

Theo đề án sàn giao dịch vận tải do tiến sĩ Hoàng Thanh Minh, Giám đốc dự án Sàn giao dịch vận tải hàng hóa Việt Nam, đề xuất và báo cáo với Bộ Giao thông Vận tải, khi doanh nghiệp tham gia vào sàn sẽ được kết nối mạng lưới vận tải, giảm đầu tư cho thiết bị máy móc, giảm chi phí cho nhân lực điều hành, nâng cao hiệu suất vận tải, đơn giản hóa giấy tờ... Nhưng nhiều doanh nghiệp trong ngành đã bày tỏ nghi ngờ về tính hiệu quả của sàn giao dịch này.

Có sàn giao dịch, hoạt động vận tải liệu có tốt hơn ?

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Công ty vận tải Minh Liên cho biết, hiện nay đã có những sàn giao dịch vận tải xây dựng trên mô hình giống như đề án mới được trình, song hoạt động rất lộn xộn.

Nhiều doanh nghiệp đưa giá thấp lên sàn rồi khi khách hàng ký hợp đồng vận chuyển họ lại vịn vào việc giá xăng dầu tăng để tăng các chi phí khác.

Nếu sàn giao dịch được tổ chức có quy mô, doanh nghiệp vận tải giảm bớt được nhiều khâu mà vẫn có khách hàng thì chắc chắn doanh nghiêp sẽ tìm đến, ông Phú cho biết.

Đánh giá về tính khả thi của sàn giao dịch vận tải, ông Phú cho rằng, đặc thù của ngành vận tải hiện nay còn quá nhiều bất cập, từ hạ tầng đến con người, chất lượng dịch vụ và cả việc cạnh tranh không lành mạnh thì rất khó có được một sàn giao dịch đúng nghĩa.

Còn ông Trần Việt Hùng, Công ty TNHH dịch vụ giao nhận vận tải và thương mại Công Thành băn khoăn rằng, khi các doanh nghiệp vận tải tham gia vào sàn giao dịch thì cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm soát năng lực cũng như thông tin mà doanh nghiệp đưa lên.

Nếu tổ chức không tốt sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp ký được hợp đồng mà không đủ năng lực vận chuyển lại đem bán cho doanh nghiệp khác sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn.

Ông Hùng cho rằng đề án cần chi tiết, cụ thể hơn và lấy ý kiến của các doanh nghiệp vận tải trước khi đưa vào thực hiện.

Trao đổi thêm với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM cho biết, khi phổ biến về đề án này đến các doanh nghiệp họ đều cho rằng nếu sàn giao dịch thật sự giảm bớt được các thủ tục mà vẫn có hiệu quả thì họ sẵn sàng nộp phí để tham gia.

Sàn giao dịch vận tải do tiến sĩ Hoàng Thanh Minh báo cáo và đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải cho thực hiện rộng rãi. Sàn giao dịch được xây dựng bằng công nghệ điện toán đám mây với ba giao diện điện tử gồm quản lý vận tải, sàn giao dịch vận tải, tối ưu hóa vận tải.

Theo đề án khi doanh nghiệp tham gia vào sàn sẽ được kết nối mạng lưới vận tải, giảm đầu tư cho thiết bị máy móc, giảm chi phí cho nhân lực điều hành, nâng cao hiệu suất vận tải, đơn giản hóa giấy tờ…

 

Lê Anh

tbktsg

Các tin tức khác

>   "Xuất khẩu than sẽ phải giảm mạnh do không có lãi" (18/06/2013)

>   ADB viện trợ 200.000 USD cho dự án hỗ trợ kỹ thuật (18/06/2013)

>   Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chật vật tìm hướng đi (18/06/2013)

>   Xi măng thua lỗ đậm (18/06/2013)

>   Dừng chủ trương đầu tư hơn 90 dự án tại Phú Quốc (18/06/2013)

>   VASEP tìm "đồng minh" giải quyết vụ kiện chống phá giá tôm (18/06/2013)

>   Người nuôi tôm bị Bảo Minh “lật kèo” (18/06/2013)

>   EU tiếp tục là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam (18/06/2013)

>   Sẽ giảm một nửa thuế, phí ôtô? (18/06/2013)

>   “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm” (18/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật