Thứ Ba, 18/06/2013 18:56

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chật vật tìm hướng đi

Chiếm tới 97% tổng số, sử dụng hơn 50% lao động, sản xuất hơn 40% hàng tiêu dùng, đóng góp 47% GDP, 40% ngân sách… nhưng nhìn chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực nông thôn vẫn luôn ở thế yếu, trong tình trạng "tự bơi, tự phát”. Sự quan tâm của ngành chức năng thì rời rạc, thiếu nhất quán ….

Nhìn lại toàn cảnh DNNVV khu vực nông thôn, thấy rằng tốc độ phát triển của DN vẫn có xu hướng giảm, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa được quan tâm đúng mức. Theo Hiệp hội DNNVV Việt Nam, dù Nhà nước đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV khu vực nông thôn, tuy nhiên, trong số 35-45% DN tin tưởng nộp hồ sơ vay vốn thường xuyên vẫn có tới 19% gặp khó khăn và đã bị từ chối.

Trên thực tế, chính sách hỗ trợ là có nhưng sự quan tâm của Nhà nước với loại hình DN này thì lại chưa đúng mức và rời rạc, chính sách chưa xuống được cơ sở. Việc phân loại, thẩm định và nhận dạng đúng đối tượng cần hỗ trợ hay tiếp cứu ít được chú trọng. Việt Nam đang thiếu hụt luật DNNVV, thiếu cơ quan đặc trách thực thụ cấp Nhà nước, chưa có NH hoặc các quỹ chuyên biệt phục vụ DNNVV. Bởi thế, dù biết các DN gặp khó khăn, nhưng tiếp cứu ai, hỗ trợ thế nào cho đúng chỗ thì đành chịu. DN nào biết "đường đi nước bước” thì nhờ, không biết thì… chờ!

Một số liệu điều tra của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh từ 10-4 đến 10-5-2012 cho biết, có tới 43,9% DN biết chính sách ưu đãi cho vay, nhưng chỉ có 9,4% vay được lãi suất rẻ như yêu cầu. Nhiều DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong thời điểm điều tra vẫn phải vay với lãi suất cao hơn 19%.

Đặc biệt, vấn đề tiếp cận vốn càng khó khăn hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Dù tỷ lệ lãi suất đã giảm từ 20-25% xuống còn 17-18% và gần đây là 14-16% nhưng phần lớn DN vẫn âm thầm chịu đựng cơn khát vốn. Theo một kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, có tới 78,5% số DN phải trả mức lãi suất từ 16% trở lên, hơn một nửa số DN ở mức 18% trở lên. Nhiều DNNVV có năng lực đáp ứng yêu cầu vay vốn của NH, có kế hoạch kinh doanh khả thi thì ngần ngại khi vay với tỷ lệ lãi suất cao, họ quyết định chờ hoặc tìm kiếm nguồn tài chính khác thay thế. Trong khi đó, NH lại coi các DNNVV sẵn sàng vay với tỷ lệ lãi suất cao là quá rủi ro, đa số các DN này hoạt động ở lĩnh vực phi sản xuất, có tính đầu cơ cao như BĐS, chứng khoán. Vì thế khoảng cách giữa NH và DNNVV ngày càng lớn.

Bên cạnh đó, gia nhập WTO, dù các rào cản về chống bán phá giá, chống trợ cấp… không còn quá căng thẳng nhưng DNNVV lại vấp phải một hàng rào "mềm” như các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật. Thời gian gần đây, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam liên tục đưa vào thực hiện các bộ tiêu chuẩn hiện đại, gây nhiều khó khăn cho DN xuất khẩu...

Nguyễn Nga

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Xi măng thua lỗ đậm (18/06/2013)

>   Dừng chủ trương đầu tư hơn 90 dự án tại Phú Quốc (18/06/2013)

>   VASEP tìm "đồng minh" giải quyết vụ kiện chống phá giá tôm (18/06/2013)

>   Người nuôi tôm bị Bảo Minh “lật kèo” (18/06/2013)

>   EU tiếp tục là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam (18/06/2013)

>   Sẽ giảm một nửa thuế, phí ôtô? (18/06/2013)

>   “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm” (18/06/2013)

>   Rút giấy phép đầu tư dự án Cảng Vân Phong của Vinalines (18/06/2013)

>   Hà Nội đặt mục tiêu mỗi người có hơn 2 điện thoại di động (18/06/2013)

>   Ngăn chặn thuốc ngoại thâu tóm thị trường (18/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật