Thứ Tư, 26/06/2013 17:29

Đề xuất tách UBCK ra khỏi Bộ Tài chính

Đề xuất này được nêu ra tại hội thảo “Thực trạng và triển vọng của hệ thống giám sát tài chính” do Viện Quản lý kinh tế TƯ (CIEM) tổ chức chiều ngày 25.6. Tuy nhiên, đề xuất hợp nhất quyền lực này chưa nhận được sự đồng thuận.

Đề xuất tách UBCK ra khỏi Bộ Tài chính

Theo Quyết định 79/2009/QĐ - TTg ngày 18.5.2009 quy định Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGS) thì cơ quan này hiện có đầy đủ chức năng: Giám sát chung thị trường tài chính (TTTC), giám sát hợp nhất hoạt động của các tập đoàn tài chính, giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của TCTD, tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực NH, CK, bảo hiểm; điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành... Tuy nhiên, trong quyết định trên thì chỉ dừng ở mức “chức năng, nhiệm vụ”, làm việc theo cơ chế “tham mưu”, “tư vấn”. Chức chủ tịch UBGS cũng được hưởng chế độ “tương đương bộ trưởng”. Nhưng về quyền lực thì không được phép ban hành bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Chính vì điều này mà thời gian gần đây đã có khá nhiều ý kiến “nói hộ” cho UBGS về việc sớm cơ cấu lại mô hình tổ chức của UBGS theo hướng tăng cường địa vị pháp lý và quyền lực cho cơ quan này.

Tại hội thảo, một chuyên gia kinh tế đã mạnh dạn đề xuất việc trao địa vị pháp lý cho UBGS toàn bộ quyền lực ở cấp quốc gia về quản lý Nhà nước việc giám sát hoạt động thanh tra - giám sát đồng bộ cả TTTC nói chung. UBGS sẽ là cơ quan trực thuộc Chính phủ, được ban hành quyết định, thông tư... đối với các chuẩn mực an toàn, các nguyên tắc thanh tra - giám sát... Cũng theo đề xuất này, UBGS sẽ được quyền quy định phương thức thanh tra - giám sát cũng như can thiệp năng lực hoạt động, nhân sự... tại từng cơ quan thanh tra - giám sát chuyên ngành. Với mô hình này thì các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành tại các thị trường bộ phận của TTTC vẫn duy trì cơ chế hoạt động hiện nay, nhưng từng cơ quan sẽ có hai cấp trên: Cấp trên chuyên ngành là UBCKNN/ Bộ Tài chính/ NHNN và cấp trên chuyên môn là UBGS. Cũng chính vì mô hình này nên vị chuyên gia đề xuất tách UBCKNN ra khỏi Bộ Tài chính.

Khó!

Theo TS Cấn Văn Lực - Cố vấn cao cấp của NH Đầu tư và phát triển VN - hiện nay các quy định về kinh doanh tài chính tại VN còn khá lỏng lẻo so với các nước trong khu vực. “Các định chế tài chính có thể không tham gia trực tiếp nhưng có thể thông qua các Cty con. Hay vấn đề sở hữu chéo hiện nay cũng thế, hiện chúng ta cũng chưa rõ là ai sẽ giám sát các tập đoàn này”. Chính điều này mà tại một hội thảo trước đó - Hội thảo Cấu trúc Giám sát Tài chính Việt Nam hồi trung tuần tháng 5, ông Phạm Quang Thái - Ban Giám sát Tổng hợp (NFSC) - cho rằng: Yêu cầu cấp thiết hình thành cơ quan giám sát tài chính hợp nhất để giám sát dòng tiền luân chuyển giữa các thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ - NH, thị trường vốn, thị trường bảo hiểm... để sớm phát hiện, điều tiết, và xử lý các rủi ro chéo, sở hữu chéo.

Hiện đề xuất hợp nhất quyền lực về UBGS chưa nhận được nhiều đồng thuận, đặc biệt là từ phía các cơ quan giám sát tài chính chuyên ngành. Riêng TS Võ Trí Thành thẳng thắn cho rằng: “Trong tương lai việc hướng tới mô hình giám sát tài chính hợp nhất nhưng cần những bước quá độ về tổ chức bộ máy, cơ chế, nhân sự... UBGS có ý đồ thế nhưng còn nhiều trục trặc khúc mắc...”. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra, Giám sát NHNH - cũng cho rằng, việc cần thực hiện lúc này là tăng cường phối hợp giữa các cơ quan giám sát tài chính hiện nay thay vì đề xuất thống nhất thành một mối.

 Việt Nam hiện đang giám sát tài chính theo chuyên ngành. Với quy mô thị trường tài chính nhỏ, mức độ tập trung cao của thị trường, tốc độ phát triển nhanh chóng của các tập đoàn tài chính và mức độ chuyển đổi tài chính nhanh chóng thì việc Việt Nam tiến tới chuyển đổi sang mô hình giám sát tài chính hợp nhất trong dài hạn là có thể hợp lý. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều vấn đề ở đây như thiếu quyền lực quản lý và giám sát, mục tiêu không rõ ràng, thiếu tính độc lập và trách nhiệm giải trình, cưỡng chế yếu của cơ quan giám sát và quan trọng là thiếu ý chí chính trị.

TS Cấn Văn Lực


Lưu Thủy

Lao động

Các tin tức khác

>   NHTW Na Uy liên tục gom bluechips Việt (26/06/2013)

>   Sách “Phân tích Kỹ thuật từ A đến Z” đã được tái bản (10/07/2013)

>   Sau HNX 30 sẽ là các bộ chỉ số chuyên biệt mới (26/06/2013)

>   TS. Quách Mạnh Hào: MBS thay đổi để tạo nên những giá trị mới (26/06/2013)

>   26/06: Bản tin 20 giờ qua (26/06/2013)

>   Chuyên gia nói gì về phiên “rơi tự do” 25/06? (25/06/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 25/06: Giải chấp? (25/06/2013)

>   Tổng giám đốc SHS: Tăng trưởng linh hoạt song phải bền vững (25/06/2013)

>   Từ 8/7, HNX sẽ chính thức kéo dài giao dịch đến 15h (25/06/2013)

>   GMD: Bị nhắc nhở chậm công bố thông tin (24/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật