Thứ Hai, 17/06/2013 09:45

“Bơm” tín dụng

Từ nay tới cuối năm, mỗi tháng sẽ “bơm” 40.000 tỉ đồng vào nền kinh tế là khẳng định trong phiên trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đề cập tới các giải pháp tháo gỡ khókhăn cho sản xuất, kinh doanh.

Thực ra, việc “bơm” 40.000 tỉ đồng vào nền kinh tế mỗi tháng từ nay tới cuối năm không phải là một quyết sách hoàn toàn mới mẻ mà đó chỉ là để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2013 này là 12%. Mục tiêu này được đặt ra ngay từ đầu năm nay, song qua 5 tháng đầu năm thì tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng 3%.

Thế nên, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% năm nay buộc phải tăng tốc cung cấp tín dụng. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không chỉ khẳng định lại việc sẽ thực hiện mục tiêu này mà còn cụ thể hóa nó bằng con số cụ thể, đó là bình quân hằng tháng sẽ đưa thêm 40.000 tỉ đồng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Tính ra trong 7 tháng cuối năm thì nền kinh tế sẽ có thêm tổng cộng 280.000 tỉ đồng vốn tín dụng. Cùng với con số này, một gói hỗ trợ trị giá 30.000 tỉ đồng cũng đang khẩn trương được tung ra nhằm tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản vốn đang đóng băng. Cho rằng việc triển khai gói hỗ trợ này còn chậm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thúc giục các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ để “phấn đấu đến hết năm 2013, giải ngân được khoảng 15.000-20.000 tỉ đồng”.

“Bơm” 40.000 tỉ đồng mỗi tháng, từ nay tới cuối năm giải ngân 15.000-20.000 tỉ đồng tạo “cú hích” trên thị trường địa ốc… cho thấy những dòng vốn mới đang sẵn sàng đổ vào nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng những tháng đầu năm nay ở mức thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của những năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp những tháng đầu năm đang đặt ra thách thức lớn cho việc thực hiện mục tiêu GDP tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 này.

Nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5,5%, xem ra việc “bơm” thêm vốn đầu tư là một trong những giải pháp hàng đầu song từ đó cũng đặt ra không ít vấn đề. Trước hết là khả năng hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế hiện nay khi mà vốn ngân hàng không chỉ dồi dào mà lãi suất cũng đã khá thấp so với trước nhưng vẫn khó cho vay. Vấn đề cũng gây quan ngại là “bơm” thêm vốn song bơm cho ai, thế nào để có hiệu quả nhằm tránh trở thành nợ xấu trong tương lai? Đó là chưa kể cung thêm vốn tín dụng còn khiến lo ngại về chất lượng tăng trưởng khi tăng trưởng chủ yếu dựa trên tăng vốn đầu tư.

Phan Đăng

người lao động

Các tin tức khác

>   Tài khoản ngân hàng, đóng - mở tùy thích? (16/06/2013)

>   Giá USD “nóng” lên (15/06/2013)

>   Tường thuật ĐHĐCĐ DaiABank: Tỷ lệ hoán đổi cổ phần với HDBank là 1:1 (15/06/2013)

>   Có thể thanh toán liên ngân hàng tới 17 giờ chiều (14/06/2013)

>   'Cầu ngoại tệ tăng đẩy giá USD lên cao' (14/06/2013)

>   'Bơm 40.000 tỷ đồng tín dụng vào nền kinh tế mỗi tháng' (14/06/2013)

>   Ngân hàng “mở két”, nhưng chưa ai vào? (14/06/2013)

>   Tiền vẫn quẩn quanh trong hệ thống ngân hàng (14/06/2013)

>   Cập nhật vụ SHB bị kiện: Đã “hòa giải thành công” (14/06/2013)

>   Ngân hàng: Vai chính của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa? (14/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật