Thứ Sáu, 14/06/2013 08:50

8 vấn đề để phát triển ngành vật liệu xây dựng

Ngày 13-6, tại TP.HCM, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (VLXDVN) phối hợp với Công ty CP Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VietBuild đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam.

Sản xuất VLXD không nung đang được coi là một giải pháp quan trọng để ngành VLXD hướng tới phát triển bền vững.

Khó khăn chồng chất

Theo Hội VLXDVN, từ năm 2010 đến nay do khủng hoảng kinh tế tài chính và thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường bất động sản bị đóng băng. Nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai. Nhu cầu tiêu thụ VLXD giảm trong khi đó hàng nhập khẩu ồ ạt tràn vào, không kiểm soát được.

Chỉ tính riêng măm 2012, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng VLXD là hơn 688 triệu USD. Cung vượt cầu khiến lượng tiêu thụ nội địa liên tục giảm sút. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành VLXD đều không khai thác hết năng lực sản xuất. Cụ thể, xi măng đạt dưới 80%, gốm sứ dưới 70%, kính xây dựng dưới 50%, đá ốp lát dưới 50%, vật liệu không nung 55% trong đó gạch bê tông nhẹ dưới 15%...

Hàng tồn kho và chi phí sản xuấ tăng cao khiến cho nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng dẫn đến kinh doanh thua lỗ và phá sản. Trong thời gian này không ít các doanh nghiệp phải bán cho các công ty nước ngoài như Công ty Xi măng Thăng Long, Công ty xi măng Cẩm Phả, Công ty xi măng Chinfon, Công ty CP Prime Croup….

Trước tình trạng tiêu thụ nội địa giảm sút, nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXD phải tìm đường xuất khẩu ra nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu VLXD năm 2012 đạt 1.135 triệu USD, tăng 2,67 lần so với năm 2010. Tuy nhiên do tổ chức xuất khẩu chưa tốt nên hiệu quả xuất khẩu còn thấp.

Theo nhận định của Hội VLXDVN, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, khó khăn của ngành VLXD cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan do chưa có sự phát triển bền vững.

Cụ thể, ngành VLXD đầu tư chưa theo đúng quy hoạch, đầu tư ào ạt tràn lan không theo nhu cầu thị trường dẫn đến cung vượt cầu. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều nhà máy công suất nhỏ có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều DN chưa quan tâm đến đổi mới sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả sản phẩm cũng còn kém cạnh tranh so với hàng nhập khẩu. Đặc biệt có không ít doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến ích trước mắt gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, môi trường sinh thái cũng như sự phát triển bền vững của toàn ngành

Nhiều giải pháp

Theo TS Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXDVN, để có thể phát triển bền vững, ngành VLXD cần quan tâm đến 8 vấn đề then chốt.

Trước hết, phải đầu tư phát triển theo quy hoạch trên cơ sở cân đối cung cầu của thị trường trong nước, thị trường khu vực và thế giới và trên cơ sở nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD. Đồng thời, cần khai thác triệt để khoa học, công nghệ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mặt hàng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái, tiết giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, cần phát triển sản xuất và sử dụng VLXD không nung thay thế gạch đất sét nung. Đây là giải pháp hiệu quả và bền vững đang được các nước trên thế giới áp dụng. Bên cạnh đó, gấp rút đầu tư dây chuyền thu hồi khí thải nhiệt độ cao của lò nung clanhke để phát điện, tiết kiệm 25% điện năng cho sản xuất xi măng và giảm khí thải hiệu ứng nhà kính, khí thải CO2 bảo vệ môi trường sinh thái. Triệt để sử dụng chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng để làm nguyên, nhiên liệu sản xuất VLXD nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất bảo vệ môi trường.

Công tác quản lí, tổ chức khai thác tài nguyên khoáng sản cũng cần phải được chấn chỉnh để tiết kiệm bảo vệ tài nguyên. Thực hiện tái cấu trúc hình thành các tổ hợp sản xuất, kinh doanh VLXD có đủ sức mạnh về tài chính và nhân lực để làm chủ các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật hiện đại, nhằm từng bước hình thành các trung tâm thương mại VLXD không chỉ làm chủ thị trường trong nước mà còn tiến ra thị trường lớn có nhiều tiềm năng của khu vực và thế giới

Ngoài ra, để ngành VLXD có thể phát triển bền vững, cần có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lí nhà nước trong việc ban hành cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển đến triển khai thực hiện.

Cụ thể, theo kiến nghị của Hội VLXDVN, Nhà nước cần ban hành cơ chế chính sách kèm theo chế tài thực hiện việc ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất VLXD không nung, vật liệu mới, sử dụng phế thải công nghiệp, phế thải dân dụng, phế thải nông nghiệp. Bên cạnh việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% còn cần ưu đãi cấp vốn tín dụng cho đầu tư sản xuất chế tạo thiết bị làm vật liệu không nung. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo quyết liệt khẩn trương triển khai làm đường quốc lộ cao tốc bằng bê tông, xi măng, vừa kích thích tiêu thụ xi măng, hạn chế nhập khẩu nhựa đường vừa tiết kiệm ngân sách đồng thời bảo đảm chất lượng đường bền vững lâu dài./.

Nguyễn Huế

hải Quan

Các tin tức khác

>   Mở quyền cho doanh nghiệp FDI (14/06/2013)

>   Vì sao cần giá điện riêng cho ngành thép, xi măng? (14/06/2013)

>   Doanh nghiệp nhỏ và vừa được tài trợ 3,32 triệu USD cho xuất khẩu (14/06/2013)

>   Chấm dứt dự án tỉ đô tại Khu kinh tế Vân Phong (14/06/2013)

>   Tăng giá điện: Ba lần không, bất ngờ một lần có (14/06/2013)

>   Thụy Sĩ tài trợ gần 3,9 triệu USD cho DN xuất khẩu vừa và nhỏ (14/06/2013)

>   Dấu hiệu phục hồi của ngành tôm xuất khẩu Việt Nam (13/06/2013)

>   Đà Nẵng: Gần 1.000 doanh nghiệp giải thể và tạm nghỉ kinh doanh (13/06/2013)

>   Phú Quốc thu hồi dự án du lịch 2 tỉ euro (13/06/2013)

>   Xuất khẩu điện thoại sẽ đạt mức 20 tỉ đô la (13/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật