Thứ Tư, 05/06/2013 14:05

21% doanh nghiệp BĐS tăng trưởng lợi nhuận trong quý 1/2013

Bức tranh toàn cảnh lợi nhuận quý 1/2013 của các doanh nghiệp BĐS niêm yết tiếp tục che phủ bởi “bóng tối”. Tuy nhiên, vẫn hé sáng 21% doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.

Ánh sáng cuối đường hầm

Trong số 68 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) thì đa phần vẫn ghi nhận lãi với số lượng doanh nghiệp được thống kê lên tới 53. Tuy nhiên, chỉ có 14 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ, còn lại tới 39 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận âm.

Doanh nghiệp BĐS có lợi nhuận quý 1/2013 tăng trưởng so với cùng kỳ:

Trong số 14 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận trong quý 1/2013 trên, CTCP ĐT Tài chính Quốc Tế & Phát triển Doanh Nghiệp IDJ (HNX: IDJ) có mức tăng cao nhất, gấp 11 lần cùng kỳ. Đáng chú ý, thu nhập của IDJ không đến từ kinh doanh BĐS mà là nhờ khoản tiền nhận về do trả thừa cho diện tích mà IDJ đã thuê tại Grand Plaza (Hà Nội). Doanh thu thuần trong kỳ của IDJ chỉ đạt 2.3 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ.

Cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt tới 9 lần trong quý 1/2013, Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) cho thấy sự hồi phục đáng kể. Trong cơ cấu doanh thu của KDH, 81% nguồn thu đến từ hoạt động chuyển nhượng BĐS, còn lại là dịch vụ tư vấn. Với LNST quý 1/2013 đạt 8.5 tỷ đồng, KDH đã thực hiện được 57% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2013.

FLC, HQCSJS cũng thuộc “Top 5” tăng trưởng. Trong đó, Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) đã quyết định chuyển nhiều dự án sang dự án nhà ở xã hội. HQC dự kiến sẽ cung ứng 1,000 căn hộ cho người có thu nhập trung bình và 2,000 căn hộ theo chương trình nhà ở xã hội của Chính phủ. Trong kỳ, doanh thu của HQC đạt hơn 108 tỷ đồng, chủ yếu đến từ kinh doanh BĐS và xây dựng; LNST đạt hơn 4.2 tỷ đồng, tăng gấp 3 so với cùng kỳ năm trước.

Một “ông lớn” trong ngành là Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) cũng góp mặt vào danh sách tăng trưởng với tỷ lệ khiêm tốn 9%. Tuy nhiên, trong thời điểm BĐS gặp khó như hiện nay HAG không còn quá chú trọng vào lĩnh vực kinh doanh này.

Cụ thể, trong con số doanh thu 722 tỷ đồng trong quý 1/2013 của HAG, chỉ có hơn 94 tỷ đồng là thu từ kinh doanh căn hộ và hợp đồng xây dựng, còn chủ yếu là đến từ doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, điện và khoáng sản. Không chỉ riêng trong quý 1, HAG cũng đã đặt ra kế hoạch sẽ giảm mạnh cơ cấu doanh thu BĐS trong năm 2013 từ 2,829 tỷ đồng xuống còn 518 tỷ đồng, theo đó tỷ trọng ngành BĐS sẽ giảm từ 64% (2012) xuống còn 14%. Hiện HAG đang vướng phải rắc rối khi bị Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness) tố cáo đang "phớt lờ" luật pháp trong việc đầu tư ở Lào và Campuchia. Vụ việc này bắt đầu từ đầu tháng 5/2013 và đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Số doanh nghiệp lỗ tăng 67%

Trong khi quý 1/2012 có 9 doanh nghiệp trong ngành bị lỗ thì quý 1/2013 nâng lên 15 doanh nghiệp, tương ứng tăng thêm 67%.

Doanh nghiệp BĐS lỗ trong quý 1/2013:

Dẫn đầu nhóm doanh nghiệp lỗ, Kinh Bắc (HOSE: KBC) có LNST âm hơn 53 tỷ đồng. Trong quý 1/2013, doanh thu của KBC không thể bù đắp được chi phí trả lãi vay. Cụ thể, doanh thu thuần chỉ đạt gần 39 tỷ đồng trong khi chi phí lãi vay đạt gần 73 tỷ đồng.

Đây là quý thứ tư liên tiếp KBC báo lỗ. Mặc dù vậy, từ cuối tháng 4 đến phiên giao dịch 29/05 giá cổ phiếu KBC tăng đến 46% từ mức 5,900 đồng lên 8,600 đồng/cp.

Doanh nghiệp đứng thứ hai là Đầu Tư Nam Long (HOSE: NLG) với mức lỗ 33.74 tỷ đồng trong quý 1/2013. Tuy nhiên, theo đánh giá của NLG, công ty chưa có lợi nhuận trong kỳ do tính đặc thù kinh doanh bất động sản, do độ trễ của chuẩn mực kế toán về việc ghi nhận doanh thu.

Tính đến 31/03/2013, hàng tồn kho của NLG tăng nhẹ lên 2,232 tỷ đồng; chi phí xây dựng kinh doanh dở dang gần 2,224 tỷ đồng, tập trung chủ yếu gần 1,200 tỷ đồng vào dự án Long An.

Hai doanh nghiệp tiếp theo có cùng mức lỗ tầm 10 tỷ đồng trong quý 1 chính là PXAVCR. Trong đó VCR phải chấp nhận kinh doanh dưới giá vốn do tình hình khó khăn. Cụ thể doanh thu đạt 1.02 tỷ đồng nhưng giá vốn lại ở mức 1.95 tỷ đồng. VCR cho biết do tình hình BĐS khó khăn nên việc tìm kiếm khách hàng mua mới và thu hồi công nợ rất khó.

Ngoài ra, phần chi phí lãi vay tại Agribank và chi phí bảo lãnh vay vốn của Vinaconex (HNX: VCG) đã đầu tư vào dự án Cát Bà Amatina nhưng không được vốn hóa vào dự án giãn tiến độ làm tăng chi phí kinh doanh của VCR.

Trường hợp PXA không khác hơn là bao khi doanh thu giảm hơn 52% so với cùng kỳ. Cổ phiếu đã bị đưa vào diện cảnh báo do năm 2012 lỗ gần 63 tỷ đồng. Giá cổ phiếu PXA cũng đang giao dịch quanh mức thấp kỷ lục (1,400 đồng/cp).

Quý 1/2013 còn chứng kiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ nữa như SDH, PVR, S96, NVN, VRC, LGL… Và hàng loạt doanh nghiệp lớn sụt giảm lợi nhuận như SCR, VPH, DIG, NBB, ITA, IJC, DXG, BCI, TDH

Tồn kho tăng 43%

Tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS niêm yết tính đến cuối quý 1/2013 đạt đến 77,845 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

10 doanh nghiệp có tồn kho lớn nhất trong quý 1/2013:


Giải quyết hàng tồn kho vẫn là vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp BĐS. Về giá trị tương đối, SJS có mức tăng tồn kho lớn nhất so với cùng kỳ, tương ứng tăng gần 18 lần, ghi nhận hơn 4,300 tỷ đồng.

NLT mặc dù tồn kho công ty mẹ giảm 10% so với cùng kỳ nhưng vẫn lên đến hơn 1,000 tỷ đồng trong quý 1/2013. Trong đó phần lớn là từ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hợp đồng BĐS.

Qua kết quả kinh doanh quý 1/2013 cho thấy các doanh nghiệp BĐS vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Điểm sáng trong quý 1/2013 chính là 21% doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ. Kỳ vọng những tín hiệu chuyển biến khả quan của thị trường BĐS!

Sanh Tín (Vietstock)

Infonet

Các tin tức khác

>   TGP: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (05/06/2013)

>   Bia Sài Gòn - Miền Trung: Kế hoạch doanh thu hơn nghìn tỷ, lãi 60 tỷ (06/06/2013)

>   SPC: Báo cáo tài chính năm 2012 (Công ty mẹ) (05/06/2013)

>   STS: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Thay đổi người đại diện pháp luật (05/06/2013)

>   PSG: Bao giờ có lãi? (05/06/2013)

>   PSI: Nghị quyết & Biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013 (05/06/2013)

>   ICF: Nghị quyết và biên bản Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2013 (đính chính thông tin tại điều 10) (05/06/2013)

>   Chứng khoán đã qua thời kỳ bốc đồng? (05/06/2013)

>   UBCK yêu cầu Công ty Quản lý quỹ Hữu Nghị tạm ngừng hoạt động (05/06/2013)

>   SDE: Bất ngờ lên kế hoạch hủy niêm yết (05/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật