Chứng khoán đã qua thời kỳ bốc đồng?
Nửa chặng đường của năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam (thị trường chứng khoán Việt Nam) đã vượt qua nhiều kênh đầu tư khác. Những số liệu của thị trường chứng khoán có thể khiến chúng ta ngạc nhiên khi trước nay, chứng khoán luôn được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế trong khi đó, nền kinh tế nước nhà 2 quý đầu năm lại không được đánh giá khả quan…
Không được khả quan như chứng khoán, các chỉ số kinh tế vừa được công bố vẫn cho thấy một bức tranh kinh tế đầy khó khăn
|
Trong 5 tháng đầu năm 2013, chứng khoán đã có những đợt tăng ngoạn mục, mà nền kinh tế vẫn còn ì ạch theo sau khá xa. Cụ thể, Việt Nam- Index đã có mức tăng 25% kể từ đầu năm nay, trở thành chỉ số có diễn biến tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Khoảng chênh...
Và kể cả sau khi đã tăng mạnh, chỉ số MSCI Vietnam Index hiện vẫn được giao dịch với tỉ lệ P/E ở mức 13,2 lần, thấp hơn 18% so với mức trung bình của 5 thị trường chứng khoán lớn nhất khu vực (Dữ liệu thống kê của Bloomberg, kể từ đầu năm đến ngày 28/5). Cũng theo Bloomberg, các quỹ đầu tư nước ngoài đã mua ròng 254 triệu USD trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Đây là mức đầu tư gián tiếp nước ngoài cao nhất tại Việt Nam trong 5 năm qua, kể từ năm 2008. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đặt kỳ vọng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, thể hiện qua số tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư ngoại được mở trong 4 tháng đầu năm 2013 đã vượt con số của cả năm 2012. Theo đó, tính đến ngày 30/4, đã có 16.238 nhà đầu tư nước ngoài được cấp tài khoản trong khi con số của năm 2012 chỉ là 16.001.
Kết thúc phiên giao dịch 30/5/2013, Việt Nam-Index thiết lập mức đỉnh mới trong vòng 2 năm trở lại đây, tính từ tháng 2/2011 khi vượt mức 520 điểm, đạt 521,45 điểm. Nhiều nhà phân tích cho rằng mức đỉnh vừa thiết lập đã đạt ½ so với đỉnh cao của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007 là 1.174,22 điểm. Một điểm khác biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2007 có số lượng hàng hóa cũng chỉ khoảng bằng 2/3 ở thời điểm hiện tại. Song, dù thế nào thì mức tăng ngoạn mục của chứng khoán Việt Nam 5 tháng vừa qua cũng cho thấy, chứng khoán Việt Nam thực sự đang cách một khoảng khá xa, so với những khoảng tối ở các lĩnh vực và các kênh đầu tư khác.
Sản xuất kinh doanh: Hi vọng trong bóng tối
Không được khả quan như chứng khoán, các chỉ số kinh tế vừa được công bố vẫn cho thấy một bức tranh kinh tế đầy khó khăn.
Nếu không kể các chỉ số kinh tế như tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 2%, bằng 1/6 so với chỉ tiêu của toàn năm 2013; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn ở mức trên 6%; nợ công xấp xỉ mức an toàn cho phép khoảng 54-58% (theo cách tính của Việt Nam không bao gồm nợ của DNNN); bội chi ngân sách tăng mạnh trong khi nguồn thu giảm…, thì chỉ riêng con số các DN giải thể phá sản của 5 tháng đầu năm lên đến 23.226 DN, bằng gần một nửa số DN giải thể phá sản của các năm trước (năm 2012 là 53.972 DN; năm 2011 là 54.198 DN), cũng cho thấy mức độ khó khăn của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Riêng trên sàn niêm yết, thống kê của CTCK Vietcombank (VCBS) cho thấy tính đến quý I năm 2013, số DN công bố kết quả kinh doanh là 645, trong đó số DN báo lãi là 525 và số DN báo lỗ là 120. VCBS dẫn thống kê: Tổng số lợi nhuận quý I/2013 của các DN đạt 13.885,91 tỉ đồng, tăng 12,64% so với cùng kỳ năm trước, tập trung tại một số ngành/ DN lớn. Tuy nhiên nếu loại bỏ GAS (TCty khí Việt Nam) – DN đang dẫn đầu về vốn hóa thị trường chứng khoán và PPC (CTCP Nhiệt điện Phả Lại) với kết quả kinh doanh tăng đột biến, thì toàn thị trường đang có mức tăng trưởng âm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một kết quả thực sự đáng buồn và phản ánh đúng đánh giá của PGS.TS Đặng Văn Thanh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban ngân sách, tài chính của Quốc hội, rằng: Hiện các DN đang lâm vào tình trạng rất khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn so với năm trước.
Tích lũy cho thời kỳ mới
Như vậy, dù chứng khoán đã đi trước nền kinh tế một khoảng cách xa, nhưng ít nhất sự suy giảm kinh tế kéo dài cũng đang dẫn đến hi vọng là nền kinh tế đã xuống đáy và sẽ đến thời kỳ bật dậy. Một bức tranh u tối vẫn đang có những điểm sáng có thể dẫn dắt sự sáng sủa lan tỏa cho cả nền kinh tế trong nay mai. Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam 7 tháng cuối năm 2013, đã và đang được xây những nền tảng thực sự để hướng tới tăng trưởng bền vững, thay vì chỉ tăng nóng và mọi nỗ lực thu hút dòng tiền nhất thời mong manh như trước đây.
Tuy vậy, theo báo cáo “Tầm nhìn Kinh tế: Đông Nam Á (Economic Insights: Đông Nam Á) của ICAEW, một tổ chức tổ chức kiểm toán và tài chính lớn nhất toàn cầu có trụ sở tại London, việc gia tăng giá trị cổ phiếu ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam trong thời gian gần đây vẫn chưa thực sự ổn định. Cố vấn kinh tế của ICAEW kiêm Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô của Cebr (Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh), - Charles Davis- nhận định: “Sự trì trệ diễn ra tại các nước công nghiệp phát triển đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang chuyển sang các nền kinh tế mới nổi nhằm tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Và thị trường chứng khoán Đông Nam Á đã được chọn trong làn sóng chuyển hướng này, đẩy giá trị cổ phiếu tăng vọt. Nhưng tốc độ tăng trưởng mà chúng ta nhìn thấy tại một số quốc gia - 20% ở Indonesia và 34% ở Philippines – lại không ổn định, và có thể là dấu hiệu cho tình trạng bong bóng sắp diễn ra mạnh mẽ.”
Riêng tại Việt Nam, có lẽ nằm ngoài làn sóng đầu tư vào thị trường với sự kết hợp giữa các tập đoàn lớn và các hộ kinh doanh cá thể tham gia việc đẩy hạn mức tín dụng lên cao và đặc biệt do vấn đề nợ xấu đã được nhận diện qua giai đoạn cao trào để đi vào giai đoạn xử lý, nên theo ông Mark Billington - Giám đốc khu vực ICAEW tại Đông Nam Á, “Triển vọng tăng trưởng cho Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung vẫn duy trì trạng thái lành mạnh”. Báo cáo của ICAEW cho hay: “Thận trọng là một điều cần thiết để đảm bảo rằng tăng trưởng tín dụng và dòng vốn được sử dụng đúng vào việc đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai và không chảy vốn vào các dự án mang tính “bong bóng””. Điều này hẳn đúng với viễn cảnh Việt Nam khi “Chính phủ đã có những bài học quá đủ về bóng ma lạm phát và vấn nạn “bong bóng tín dụng”, theo lý giải của TS Lê Xuân Nghĩa - cố vấn Thủ tướng Chính phủ.
Thận trọng cũng là điều cần thiết đối với dòng tiền trên thị trường chứng khoán, khi theo nhìn nhận của TS Lê Xuân Nghĩa, thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần và tới đây đang thay đổi tích cực. “Chứng khoán đã bước qua thời kỳ bốc đồng, nông nổi để trở nên điềm tĩnh, chững chạc hơn. Đây là giai đoạn tích lũy cho một thời kỳ mới. Chúng ta phải có hàng lớn để thu hút các nhà đầu tư lớn và mới. Cùng với đó, nếu Cty Xử lý Tài sản quốc gia VAMC xử lý được nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trong vòng 1-2 năm tới, kế hoạch cổ phần hóa các DNNN tiếp tục đúng lộ trình công bố, thì hi vọng năm nay và các năm tiếp theo, tăng trì GDP sẽ được duy trì theo hướng bền vững và theo đó, thị trường chứng khoán sẽ có sự thay đổi về chất trong tương lai”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng phòng Phân tích và Nghiên cứu Cty chứng khoán Vietcombank:
Bối cảnh năm nay có khác so với một năm trước đây khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hưởng lợi từ sự ổn định vĩ mô trong một thời gian tương đối dài. Trong 2 tháng gần đây các dấu hiệu về sự hồi phục của tổng cầu đang dần rõ nét hơn với các chỉ số tích cực như PMI, hàng tồn kho, tăng trưởng bán lẻ, tăng trưởng tín dụng... Quan trọng nhất, niềm tin kinh doanh nói chung của DN và niềm tin vào thị trường chứng khoán nói riêng đã tích cực hơn nhiều, đặc biệt đối với những nỗ lực của chính sách. Nhà đầu tư có thể chưa tin kinh tế vĩ mô đã có những kết quả cụ thể rõ ràng, nhưng họ tin rằng Chính phủ đang hết sức nỗ lực tháo gỡ những khó khăn của nền kinh tế, và họ phần nào chia sẻ với Chính phủ về điều này. Và do vậy niềm tin kinh doanh sẽ sớm phục hồi.
Lê Mỹ
Diễn đàn doanh nghiệp
|