Thứ Tư, 01/05/2013 08:30

Tổ chức tín dụng đóng vai trò đặc biệt trong kinh tế thành phố

Thông qua 2 chương trình tín dụng kích cầu đầu tư và tín dụng đối với KCN-KCX, vốn tín dụng ngân hàng đã thực sự tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy kinh tế TP.HCM tăng trưởng và phát triển bền vững nhờ tập trung đầu tư và định hướng dòng vốn vào những lĩnh vực ưu tiên và chương trình kinh tế đột phá của thành phố gắn liền với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định, trong mọi hoàn cảnh, điều kiện dù kinh tế khó khăn hay tăng trưởng, các TCTD luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế thành phố.

Bà có thể phân tích rõ hơn về vai trò này?

Có thể khẳng định, trong suốt 38 năm – kể từ khi Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dù hoạt động dưới hình thức nào và mô hình nào, các TCTD đều đồng hành cùng DN, cùng nền kinh tế để phát triển.

Thành tựu của 38 năm đổi mới và phát triển của thành phố mang đậm dấu ấn đóng góp của hệ thống ngân hàng nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng. Dấu ấn đó gắn liền với khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho kinh tế thành phố.

Trong đó dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 38,9%/năm, huy động vốn tăng 38,8%/năm (giai đoạn 2005-2010), đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục trong suốt 38 năm qua.

TP. Hồ Chí Minh đã vươn mình trở thành thành phố hiện đại bậc nhất Đông Nam Á

Bên cạnh đó, sự phát triển đa dạng của các định chế tài chính, gắn liền quá trình mở rộng và tăng trưởng quy mô hoạt động (tổng tài sản; vốn điều lệ; mạng lưới), quá trình đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, không chỉ đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng tiện ích cho khách hàng mà còn thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn bộ nền kinh tế.

Như tôi đã nói ở trên, vai trò tín dụng ngân hàng đối với kinh tế thành phố rất quan trọng. Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, tích lũy chưa cao, đặc biệt thời kỳ đầu của đổi mới, vốn cho đầu tư phát triển kinh tế chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng.

Ngay cả trong điều kiện hiện nay, vốn tín dụng ngân hàng vẫn rất quan trọng đối với quá trình đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Đặc biệt thông qua 2 chương trình tín dụng kích cầu đầu tư và tín dụng đối với KCN-KCX, vốn tín dụng ngân hàng đã thực sự tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng và phát triển bền vững nhờ tập trung đầu tư và định hướng dòng vốn vào những lĩnh vực ưu tiên và chương trình kinh tế đột phá của thành phố gắn liền với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tín dụng bình ổn giá gần đây ở thành phố là điểm sáng của mô hình kết nối ngân hàng – DN, góp phần bình ổn lạm phát và an sinh xã hội. Xin bà cho biết những nét cơ bản của chương trình này?

Từ một chương trình bình ổn giá thực hiện năm 2002, ngày càng hoàn thiện và từng bước chuyên nghiệp hóa về nhiều mặt; từ cơ chế chính sách, phương thức điều hành đến quy mô. Đến nay đã nâng lên 4 chương trình, thực hiện song song đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau.

Gắn với 4 chương trình có 4 nhóm mặt hàng thiết yếu có tác động đến đời sống hàng ngày của người dân: lương thực – thực phẩm, sữa, dược phẩm và sản phẩm phục vụ mùa khai giảng năm học mới. Từ 2 DN năm 2002 đến nay đã có 48 DN tham gia với 350 sản phẩm khác nhau, tính chất xã hội hóa rất cao.

Trong đó 2 chương trình từ năm 2012, các DN tham gia hoàn toàn không nhận vốn hỗ trợ của Nhà nước, 2 chương trình còn lại nhiều DN cũng không nhận vốn ưu đãi từ ngân sách thành phố.

Tổng số vốn ngân sách Nhà nước năm 2012 hỗ trợ chỉ còn 282 tỷ đồng, giảm 155 tỷ đồng so với năm 2011. Trong khi số lượng tham gia bình ổn chiếm từ 25-40% nhu cầu thị trường và tăng trung bình 15-30% so với lượng hàng hóa cung ứng năm 2011.

Đặc biệt điểm bán hàng tăng mạnh, từ năm 2008 mới có khoảng 248 điểm, đến nay đã có hơn 6.439 điểm bán hàng bình ổn giá và trên 1.000 chuyến xe chuyển hàng bình ổn đến tận tay người tiêu dùng ở các vùng xa xôi.

Hiện nay các mặt hàng bình ổn 100% hàng Việt đã đến được trường học, bệnh viện, bếp ăn tập thể của nhiều công ty, đảm bảo chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả phù hợp, phục vụ cho công nhân KCN - KCX.

Tôi cho rằng chương trình bình ổn giá đã tạo cho DN những trách nhiệm sâu sắc với cộng đồng – xã hội, đồng thời hiểu rõ hơn sự quan tâm của Nhà nước và lợi ích tham gia chương trình. Từ đó các DN đã an tâm đầu tư chuồng trại, con giống, trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho quá trình sản xuất, chủ động tạo nguồn hàng phong phú, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành.

Để có nguồn hàng cung ứng dồi dào, đa dạng cho thị trường, các DN đã nâng cao ý thức và chủ động liên kết với các DN tham gia chương trình của thành phố với các DN của tỉnh thành lân cận. Qua đây khai thác tốt nhất các lợi thế về đất đai, lao động, kỹ thuật, nguồn vốn, tạo ra nhiều mặt hàng tăng nhanh về số lượng để cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Năm 2013, thành phố tiếp tục tổ chức triển khai 4 chương trình bình ổn giá, theo đó một số giải pháp mới đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình bình ổn.

Nhóm giải pháp đầu tiên là thành phố sẽ không hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp bằng không cho các DN như những năm trước, thay vào đó thành phố sẽ tạo điều kiện để DN tăng tính chủ động khi tìm nguồn vốn thực hiện chương trình. Thông qua thực hiện kết nối DN với các TCTD trên địa bàn, để cho DN tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp.

Mặt khác thành phố cũng thực hiện chính sách bù lãi suất, nhằm khuyến khích đầu tư chuồng trại, con giống, hệ thống kho bãi, đổi mới công nghệ thiết bị, nhằm nâng cao năng lực tính chuyên nghiệp, đảm bảo nguồn hàng cung ứng thị trường ngay cả khi thị trường có biến động.

Việc thành phố kết nối DN với ngân hàng để ngân hàng có những gói hỗ trợ lãi suất thấp giúp DN có thể đầu tư khép kín tạo ra nguồn hàng chủ động dồi dào cho xã hội. Đồng thời DN có vốn chủ động phát triển mạng lưới tiếp cận hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, tập trung phát triển hệ thống phân phối cả chiều rộng và chiều sâu.

Ngoài cung ứng vốn và dịch vụ, các TCTD trên địa bàn đã đóng góp gì cho hoạt động an sinh xã hội của thành phố?

Các TCTD trong thời gian qua đã tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội dưới hai góc độ.

Thứ nhất, thực hiện cho vay người nghèo, hộ nghèo, học sinh, sinh viên nghèo; cho vay cải thiện điều kiện sinh hoạt, môi trường sống cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... thông qua ngân hàng chính sách xã hội. Chương trình tín dụng này mang lại hiệu quả rất lớn, và đến nay thành phố không còn hộ nghèo theo Chuẩn Quốc gia.

Thông qua chương trình này, vốn tín dụng chính sách đã góp phần tạo thêm được 171.050 việc làm mới, góp phần tạo công ăn việc làm cho 28.167 hộ gia đình bị thu hồi đất có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định nơi ở mới; có 61.273 lượt học sinh sinh viên được vay vốn để học tập; cải tạo và xây dựng mới 44.115 công trình nước sạch; 42.527 công trình vệ sinh trên địa bàn 5 huyện ngoại thành của thành phố; giúp 9.718 hộ gia đình có thu nhập thấp sửa chữa nhà ở, cải thiện điều kiện sống và hỗ trợ vốn cho 107 người sống chung với HIV, sau cai nghiện có nguồn vốn khởi nghiệp tái hòa nhập cộng đồng...

Kết quả này góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố trong những năm qua, nhất là trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Thứ hai, các TCTD đã tích cực tài trợ, hỗ trợ người nghèo thông qua các chương trình xã hội từ thiện: thắp sáng niềm tin hỗ trợ học sinh sinh viên nghèo; chương trình hỗ trợ bệnh nhân nghèo; chương trình ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai dịch bệnh... Theo đó, đã tạo động lực tinh thần rất lớn cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên và góp phần đảm bảo an sinh xã hội của thành phố, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Nguyễn Đức

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Trang web của Ngân hàng Nhà nước không vào được (30/04/2013)

>   Thận trọng với USD thị trường tự do (30/04/2013)

>   Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về kiều hối năm 2012 (29/04/2013)

>   IMF: Khả năng hạ lãi suất của VN không còn nhiều (29/04/2013)

>   Nhân vật: Bà Nguyễn Thị Thu Sương - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB (28/04/2013)

>   3 nhân vật vừa rút khỏi HĐQT Ngân hàng SCB là ai? (28/04/2013)

>   ĐHĐCĐ SCB: Sốc với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 400%? (29/04/2013)

>   Nền kinh tế phải trả lãi ngân hàng bao nhiêu? (28/04/2013)

>   Nền kinh tế phải trả lãi ngân hàng bao nhiêu? (28/04/2013)

>   ĐHĐCĐ DongABank: Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận gần 30%, tăng vốn lên 6,000 tỷ (27/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật