Thứ Ba, 21/05/2013 15:44

SCIC cũng phải "xin phép" bán vốn Nhà nước

Hiện chưa rõ việc DNNN chào bán hơn 10 tỷ đồng vốn góp tại các DN chưa đại chúng thì có phải đăng ký chào bán hay không.

Một diễn biến mới trên TTCK là việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu của một số DN ra công chúng cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), trong khi từ 2012 trở về trước, hoạt động này không nằm trong phạm vi cấp phép của UBCK. Tìm hiểu của ĐTCK về vấn đề này cho thấy những thông tin thú vị.

Thông tư 204 có những quy định mới về bán vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty

SCIC phải "xin phép" bán vốn Nhà nước khi nào?

Thông tin trên website của UBCK, từ đầu năm 2013 đến nay, UBCK đã thực hiện cấp phép chào bán cổ phiếu ra công chúng cho một số DN thuộc phạm vi bán bớt vốn nhà nước do SCIC đang quản lý. Cụ thể, cấp phép cho SCIC bán bớt vốn tại CTCP Muối Khánh Hòa (vốn điều lệ 37,39 tỷ đồng, trong đó vốn sở hữu của SCIC tại DN là 12,442 tỷ đồng) DN sẽ bán 373.277 cổ phiếu ra công chúng theo hình thức đấu giá tại Sở GDCK Hà Nội. Trước đó, UBCK cấp phép chào bán cổ phiếu ra công chúng, cho phép SCIC chào bán 503.000 cổ phiếu của CTCP Pymepharco qua hình thức đấu giá tại Sở GDCK Hà Nội. DN này có vốn điều lệ là 89,2 tỷ đồng, trong đó vốn sở hữu của SCIC là 16,7665 tỷ đồng.

Diễn biến UBCK cấp phép cho SCIC bán bớt vốn Nhà nước tại một số DN hoàn toàn khác so với cách làm từ năm 2012 về trước, khi việc bán bớt vốn của DN tại SCIC được thực hiện chủ động thông qua các tổ chức trung gian hỗ trợ như CTCK và Sở GDCK, không cần xin phép UBCK.

Bên cạnh các đợt bán vốn Nhà nước của SCIC được cấp phép như trên, Tổng công ty này vẫn liên tục thông báo về các đợt tự bán bớt phần vốn Nhà nước tại DN mà SCIC đại diện sở hữu, với lượng bán lớn và giá bán có trường hợp cao hơn nhiều so với các đợt phải đợi cấp phép từ UBCK.

Theo tìm hiểu của ĐTCK, lý do khiến SCIC phải xin phép bán vốn tại một số DN là bắt đầu từ năm 2013, Thông tư 204/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khi thực hiện chào bán phần vốn sở hữu (cổ phiếu) trong các công ty đại chúng phải làm hồ sơ đăng ký chào bán đến UBCK. Như vậy, với Thông tư 204 có thể hiểu, khi SCIC muốn bán phần vốn sở hữu tại DN đại chúng ra công chúng, SCIC bắt buộc phải làm hỗ sơ đăng ký chào bán; còn với phần vốn sở hữu tại những DN chưa phải đại chúng, SCIC có thể tự tổ chức bán thông qua các tổ chức hỗ trợ.

Về nơi tổ chức đấu giá, quy định hiện hành vẫn là nếu bán lượng cổ phần có giá trị (theo mệnh giá) từ 10 tỷ đồng trở lên, bắt buộc phải bán qua Sở GDCK. Nếu lượng bán dưới 10 tỷ đồng, SCIC có quyền tự tổ chức bán qua các CTCK, hoặc đăng ký bán qua Sở GDCK.

Những câu hỏi ngỏ

Thông tư 204 quy định việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông lớn là các tập đoàn, tổng công ty (trong đó có SCIC) thì phải làm hồ sơ chào bán, nhưng nếu cổ đông này chỉ chào bán quyền mua cổ phiếu hoặc chứng khoán khác (như trái phiếu chẳng hạn), thì có phải làm hồ sơ chào bán gửi UBCK hay không? Bên cạnh đó, khi bán phần vốn tại DN đại chúng, dù bán ít, bán nhiều thì tập đoàn, tổng công ty vẫn phải làm hồ sơ chào bán và đăng ký chào bán với UBCK, nhưng nếu bán phần vốn tại công ty chưa đại chúng, với lượng bán lớn (trên 10 tỷ đồng) thì các tập đoàn, tổng công ty có phải làm hồ sơ đăng ký chào bán ra công chúng hay không? Đây là những vấn đề chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp quy hiện hành, kể cả văn bản mới nhất là Thông tư 204 của Bộ Tài chính.

Cũng liên quan đến bán phần vốn Nhà nước tại DN do SCIC quản lý, theo tìm hiểu của ĐTCK, từng có thời kỳ các quỹ đầu tư và nhà đầu tư lớn muốn tìm đến SCIC để đề xuất phương án mua lô lớn tại các DN định đầu tư. Với cách thức này, nếu thỏa thuận được với SCIC sẽ tránh được rất nhiều thủ tục và thời gian để SCIC thoái vốn tại các DN. Đồng thời, bằng cách mua lượng lớn như vậy, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp sẽ dễ dàng hơn nhiều khi muốn trở thành cổ đông lớn tại các DN tiềm năng. Tuy nhiên, hình thức giao dịch lô lớn như vậy chưa được thực hiện, vì quy định pháp lý chưa cho phép các tập đoàn, tổng công ty (trong đó có SCIC) chuyển nhượng phần vốn sở hữu Nhà nước tại DN theo hình thức thỏa thuận lô lớn, mặc dù có đề cập đến việc cho phép bán thỏa thuận, nhưng lại quy định không được thấp hơn giá thị trường.

Để tăng hiệu quả của các đợt bán bớt vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty, nên chăng, cần sớm có quy định chính thức về hình thức bán thỏa thuận lô lớn, bởi hiện nay, bán qua đấu giá mất rất nhiều thời gian, công sức, nhưng hiệu quả thực tế mang lại cho Nhà nước và các DN bán vốn là chưa rõ ràng.

Tường Vi

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Khối ngoại tham gia TTCK Việt Nam như thế nào? (21/05/2013)

>   Áp chuẩn quản trị rủi ro: CTCK như “gà mắc tóc” (21/05/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 21/05: Hứng khởi như lần đầu ra trận! (21/05/2013)

>   Khối ngoại có thể được sở hữu vượt “room” ngân hàng nội? (20/05/2013)

>   Góc Broker: Nhà đầu tư cá nhân! Chúng ta đang mắc sai lầm gì? (20/05/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 20/05: Bắt đầu dậy sóng? (20/05/2013)

>   “Thân phận” cổ phiếu bất động sản (20/05/2013)

>   Tự doanh CTCK: Tích cực trading ngắn hạn, chờ thị trường tăng để “tháo hàng” (19/05/2013)

>   20/05: Bản tin đầu tuần (20/05/2013)

>   FBT: Hủy niêm yết từ ngày 17/06 (17/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật