Nghề mình mà - 1 số điểm đáng chú ý trong cơ chế giao dịch mới tại HNX
HNX đang test với đa số cty CK về cơ chế GD mới, theo đó sẽ có 3 nội dung chính: thời gian GD chia làm 4 đợt; bổ sung 1 số loại lệnh GD mới, cơ chế circuit breaker. HNX cũng đang phối hợp với 1 số cty CK giới thiệu về cơ chế này.
Đánh giá ban đầu của tui là: phức tạp hơn, khó hiểu hơn, nhưng nếu đã hiểu rồi thì NĐT có thể làm được nhiều chiêu trò hơn. Trong blog này, tui tạm giới thiệu sơ qua về những nội dung trên cái đã.
1. Phương thức GD: chia làm 4 đợt khớp lệnh trong ngày, trong đó 3 đợt đầu giống HOSE: phiên mở cửa, phiên liên tục và phiên đóng cửa. Tuy nhiên bắt chước 1 số sàn chứng khoai tây, HNX cũng có after-hour session, gọi nôm là phiên sau đóng cửa nhằm vét thêm lệnh GD trong cùng ngày. Nếu bạn không muốn chờ qua ngày GD hôm sau thì có thể tranh thủ ở phiên này. Vụ này k có gì phức tạp, tui k đi sâu vào giải thích nữa.
2. Loại lệnh GD: cái này mới phức tạp đây, trước tiên tui chỉ xin giới thiệu mấy nét chính, còn những tiểu tiết như hủy lệnh, sửa lệnh, xử lý phần khối lượng dư sau khi khớp… thì nói sau. Ngoài loại lệnh hiện tại là lệnh giới hạn – Limit Order (LO) thì sắp tới HNX sẽ áp dụng thêm 2 loại lệnh mà bạn đã biết trên sàn HOSE là ATO và ATC, và 7 loại lệnh mới toanh, trong đó 6 lệnh được dùng trong phiên liên tục, 1 dùng trong phiên sau đóng cửa:
- Lệnh Khớp hết hoặc hủy – MOK, dựa trên thuộc tính nếu không được khớp toàn bộ thì lệnh này sẽ bị hủy – Fill or Kill (FOK). Ví dụ: trên sổ lệnh có 1 lệnh bán khối lượng 900. Nếu bạn đặt 1 lệnh mua MOK khối lượng 1.000 thì lệnh này sẽ bị hủy, vì thiếu 100. Còn nếu bạn đặt 1 lệnh mua MOK 800 thì sẽ khớp hết. Đây là loại lệnh chảnh, đối tác phải cùng đẳng cấp mới chơi, k thì hủy, em chã.
- Lệnh Khớp và hủy – MAK, dựa trên thuộc tính phần còn lại k khớp sẽ bị hủy – Fill and Kill (FAK – đề nghị bà con phát âm cho chuẩn). Ví dụ: trên sổ lệnh có 1 lệnh bán khối lượng 900. Nếu bạn đặt 1 lệnh mua MAK khối lượng 1.000 thì lệnh này sẽ khớp 900, phần còn lại 100 sẽ bị hủy (phần dư của lệnh MP trên sàn HOSE sẽ được chuyển thành lệnh LO). Còn nếu bạn mua MAK 800 thì bạn biết kết quả rồi đó. Cũng khá chảnh phải k bạn, nhưng đỡ hơn chú MOK ở trên.
+ Lệnh thị trường-Giới hạn - Market to Limit (MTL): trong tài liệu của HNX có ghi “Lệnh Thị trường – Giới hạn là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán cao nhất hoặc lệnh bán chứng khoán ở mức giá mua thấp nhất”, tui nghĩ là có sự nhầm lẫn ở 2 chữ được bôi đỏ. Không biết các bác HNX giải thích thế nào tại các buổi hội thảo tại 1 số cty chứng khoán như VNDirect, MBS… (cả chứng trường cần nắm rõ mà các bác chỉ hội họp ở vài cty CK, rõ là k công bằng), chứ tui nghĩ nếu đảo ngược lại 2 chữ bôi đỏ kia thì lệnh MTL sẽ chính là lệnh MP của sàn HOSE.
+ Lệnh dừng – Stop Order (SO): là loại lệnh “anh hùng Núp”, tức là núp đâu đó, khi đạt được điều kiện gì đó thì mới nhảy xổ vào sổ lệnh của HNX. Điều kiện ở đây là Giá dừng, có 2 loại thuộc tính:
->SO: nếu giá dừng >= giá khớp gần nhất thì active. Ví dụ: bạn đặt 1 lệnh mua >SO giá dừng 10 k/cổ. Nếu giá khớp đang ở mức 10,1 k/cổ thì lệnh của bạn vẫn núp. Nếu giá khớp rớt về 10 hoặc 9,9 k/cổ thì lệnh bạn nhảy ra và… khớp hoặc treo trên sổ lệnh như 1 lệnh LO thông thường.
- <SO: nếu giá dừng <= giá khớp gần nhất thì active. Ví dụ: bạn đặt 1 lệnh mua <SO giá dừng 10 k/cổ. Nếu giá khớp đang ở mức 9,9 k/cổ thì lệnh của bạn vẫn núp. Nếu giá khớp tăng lên 10 hoặc 10,1 k/cổ thì lệnh bạn nhảy ra tham gia cuộc vui.
+ Lệnh tảng băng – Iceberg Order (IO): lệnh này cho phép ẩn đi 1 phần khối lượng đặt, nôm na là giống như cách bán vé số dạo ở SG: “em ơi, chị chỉ còn 2 vé thui, mua giùm cho chị còn dzìa. Ai dè mua 2 tờ xong, bà chị đi 1 quãng rồi lôi tiếp ra 2 tờ nữa…”. Đơn giản, tui nghĩ đây là loại lệnh… bá đạo. Khi đặt lệnh này, bạn sẽ phải đưa ra tổng khối lượng đặt và khối lượng maximum (khối lượng đỉnh) mà bạn muốn show (phần còn lại sẽ ẩn). Bạn muốn bẫy ai thì chơi lệnh này. Ví dụ: bạn đặt 1 lệnh mua IO tổng khối lượng 1.000 nhưng chỉ show tối đa 100. Lệnh này ban đầu xuất vào sổ lệnh 100 (ẩn 900). Chú nào đặt bán 200, theo cách GD thông thường thì sẽ khớp với bạn 100, còn dư 100 (bên bán). Nhưng thực tế thì… vừa khớp xong 100, lệnh của bạn sẽ xuất tiếp 100 (ẩn 800) -> khớp tiếp 100 với bên bán -> lệnh của bạn xuất tiếp 100 (ẩn 700). Cứ thế, cứ thế…
+ Lệnh tốt nhất cùng bên/khác bên – Same side Best Order (SBO)/Opposite side Best Order (OBO): là loại lệnh “Hoàng tử lai”, tức là người đặt chỉ ghi khối lượng, k ghi giá (tương tự khi bạn đặt lệnh MP). Nhưng khi vào sổ lệnh, lệnh này sẽ chuyển thành lệnh LO với mức giá tùy theo giá tốt nhất cùng bên hoặc khác bên đang treo trên sổ lệnh. Ví dụ trên sổ lệnh, lệnh mua tốt nhất (giá cao nhất) chưa khớp ở mức giá 10 k/cổ, lệnh bán tốt nhất ở mức 10,2 k/cổ:
- Bạn đặt 1 lệnh mua SBO. Khi vào sổ lệnh, lệnh của bạn sẽ chuyển thành lệnh mua LO có giá = 10 k/cổ.
- Bạn đặt 1 lệnh mua OBO. Khi vào sổ lệnh, lệnh của bạn sẽ chuyển thành lệnh mua LO có giá = 10,2 k/cổ và rồi… khớp với lệnh bán.
+ Lệnh Tại mức giá đóng cửa (PLO): không biết lệnh này có phải là để tưởng niệm bác Yasser Arafat, lãnh đạo tổ chức Giải phóng Palestine PLO hay k??? Đơn giản thôi, giả sử cổ phiếu A đóng cửa tại mức giá 100 và đang có dư bán tại mức giá đó. Trong phiên after-hour, nếu bạn muốn mua luôn chứ k chờ đến ngày GD hôm sau, bạn chỉ cần đặt lệnh PLO có khối lượng <= khối lượng dư bán nói trên, lệnh của bạn sẽ được khớp tại mức giá 100.
3. Cơ chế cầu dao – Circuit breaker: cho phép tạm ngưng GD tự động khi có thông tin tức thời làm ảnh hưởng mạnh lên giá chứng hay index. Phần này HNX chưa có hướng dẫn cụ thể nên đành chờ thôi.
Hoàng Thạch Lân
(Bài viết được dẫn lại từ blog với sự đồng ý của tác giả, đăng ngày 15/05/2013)
Infonet
|