Thứ Năm, 16/05/2013 12:11

Nghề mình mà - TTCK: 7.000 tỷ “để không” là nhiều hay ít?

Trưa nay, có người bạn báo tui là bản tin VTV vừa mới nói có 7.000 tỷ đồng đang chờ vào 2 sàn chứng, tui mừng hết biết, lại tưởng có bác Ả Rập nào ghé chứng trường mình chơi. Đến chiều, check tin lại mới biết là hóa ra có 1 bạn cặm cụi thống kê trên gần 100 BCTC cty CK và đếm ra được 7.000 tỷ của NĐT đang “để không”. Tui phục bạn này chịu khó, tuy nhiên, có 1 số điểm tui nghĩ bạn chưa rõ.

Nói 7.000 tỷ “để không” là hơi bị cưỡng ép, nói cách khác là bạn kết luận vội quá. Con số 7.000 tỷ chắc chắn bao gồm cả số tiền đang chờ TTBT (khớp lệnh + thỏa thuận) của ngày T, ngày T+1 và ngày T+2. Dạo này 2 sàn chứng GD mỗi ngày khoảng 1.000-2.000 tỷ, phạm vi dao động khá lớn chủ yếu do có các phiên thỏa thuận khủng. Cộng giá trị TTBT 3 ngày với nhau lại, rồi loại bớt 1 số GD dựa trên các nguồn margin, cầm cố, bán chờ về, mua chịu (tức là đến T+1 hoặc T+2 người mua mới nộp vô cty CK)… thì có lẽ vẫn khá đáng kể rồi. 1 số cty CK còn nhận ứng trước tiền mua trái phiếu, mà loại này mỗi lần GD cũng tốn nhiều tiền lắm.

Ngoài ra, còn phải kể đến những loại tiền đang chờ kết chuyển về ngân hàng, tiền đăng ký mua chứng phát hành thêm (để chuyển cho cty NY chứ k phải quay lòng vòng trên 2 sàn), tiền cổ tức của cty NY đang chờ được phân bổ về tài khoản NĐT (mà ai dám chắc NĐT sẽ nướng tiếp vào 2 sàn???), tiền tự doanh chữ C…

Thực ra khi nói về số tiền theo ý nghĩa chờ cơ hội đưa vào 2 sàn chứng, tui nghĩ có thể ít hơn, nhưng cũng có thể nhiều hơn con số 7.000 tỷ nói trên. Tui nghiêng về hướng nhiều hơn, k phải muốn PR cho ngành của tui mà vì ngành này cũng có 1 số “đặc trưng” riêng như bất kỳ ngành nghề nào khác. Theo tui biết ở nhiều cty CK, kể cả cty lớn, nhiều NĐT cẩn thận lắm, họ ít khi để tiền tại cty CK mà hay chuyển về giữ ở ngân hàng.

Có nhiều lý do, ví dụ như tiền chơi chứng cũng là tiền làm ăn, phải để ở ngân hàng cho linh động, hoặc để ngân hàng được lãi suất cao hơn… hoặc thậm chí sợ cty CK “mượn”. Tuy nhiên, điều quan trọng là tiền thì để ở ngân hàng nhưng họ vẫn dễ dàng đặt lệnh mua bất cứ lúc nào, thông qua cơ chế liên thông giữa ngân hàng với cty CK, hoặc nhờ 1 loại “đặc quyền”, tức là bằng 1 hình thức nào đó mà họ được phép đặt lệnh trước và ký quỹ sau (trong ngày, qua T+1…). Do đó khi có tin tốt, bạn sẽ nhận thấy rằng GTGD sẽ tăng đột biến tức thì và có thể kéo dài nhiều ngày liền.

Ngoài ra, có lẽ bạn không chú ý tới 1 số thành viên tham gia vào chu trình TTBT nhưng không phải là CK, đó là các ngân hàng có chức năng lưu ký, nhất là lưu ký cho NĐT khoai tây (ví dụ HSBC, Deuschebank…). Nhiều quỹ khoai tây về nguyên tắc phải đặt lệnh mua qua cty CK, nhưng tiền TTBT sẽ đi thẳng từ ngân hàng lưu ký lên VSD, cty CK nhiều khi k biết được tổng số tiền họ có đâu. Tui nghĩ thống kê tiền của NĐT ở các ngân hàng này hơi bị khó, nhưng con số chắc cũng k nhỏ.

Trong bài viết, bạn nhắc đến chuyện là có cty CK chấp nhận trả lãi suất tiền gửi cho NĐT khoảng 5%, cao hơn mức mà NĐT được hưởng nếu để tiền ở ngân hàng (lãi k kỳ hạn, bq 2%). Tui cũng nghĩ là vẫn có, nhưng giờ không nhiều cty CK dám làm chuyện đó như trước kia. Hiện nay theo quy định của các bác UBCK, cty CK không được huy động tiền. Khách hàng được nhận 2% trên số dư tiền mặt k phải do cty CK trả, mà do ngân hàng trả. Cty CK nào trả 5% thì hầu hết là do cty CK thỏa thuận được với ngân hàng, nhất là ngân hàng có liên thông tài khoản NĐT, theo đó ngân hàng sẽ là người trả lãi cao hơn lãi k kỳ hạn cho NĐT trong thời gian rảnh rỗi, k mua chứng. Cty tui cũng có trò này. Khách hàng có quyền được biết tiền lãi cao vì sao mà có, nếu k được giải thích thì có quyền nghi ngờ. Nếu bạn được cty CK trả lãi 5% mà k nói là từ đâu ra, bạn có lẽ sẽ nghĩ: hay là cty CK đem gửi tiết kiệm hưởng 6-7%, rồi chỉ “lại quả” cho mình 5% thôi nhỉ?

Đoạn cuối bài viết, tui không hiểu ý tứ của 2 chữ “hao hụt”: “Việc tách bạch tài khoản này có thể khiến nhiều CTCK “hao hụt” đáng kể“? Như đã nói ở trên, tui nghĩ đối với nhiều cty CK, giá trị GD mới là thứ đáng kể, giữ được NĐT GD thường xuyên tại chỗ mình mới là điều quan trọng, còn số dư tiền để đâu cũng vậy. Cty CK càng có uy tín, càng k lo mất khách hàng. Khách hàng của SSI có để tiền ở Tienphongbank thì chưa chắc SSI đã lo mất khách về FPTS. Còn nếu bạn nghĩ rằng cty CK sẽ bị hao hụt “vốn lưu động” của mình thì càng sai. Nhiều cty chỉ còn chú trọng vào mảng môi giới, tư vấn, k tự doanh (ví dụ cty tui) nên cắt giảm chi phí đến mức cực thấp rồi, nhu cầu vốn lưu động chả là bao. Chưa kể tại 1 số thời điểm, ngẫu nhiên có thể trùng vào dịp kết sổ để lập BCTC, tiền của cty CK được chuyển hóa sang dạng khác cho mục đích nào đó. Do đó, để đánh giá cty CK có thực sự bị hao hụt hay k, bạn phải soi vào dòng tiền.

Hoàng Thạch Lân

(Bài viết được dẫn lại từ blog với sự đồng ý của tác giả, đăng ngày 15/05/2013)

Infonet

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật