Thứ Năm, 30/05/2013 17:34

ECB cảnh báo rủi ro khủng hoảng ngân hàng châu Âu ngày càng cao

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo suy thoái kinh tế và sự tăng vọt của nợ xấu tại Eurozone đang gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng mới thậm chí khi mức độ căng thẳng trên các thị trường tài chính khu vực đã suy giảm.

* OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo lợi suất trái phiếu leo thang nếu rút QE

* OECD: Châu Âu đe dọa sự phục hồi kinh tế thế giới

 

Trong báo cáo có phần bi quan về hệ thống ngân hàng châu Âu công bố hôm thứ Tư, ECB cho biết suy thoái kéo dài đã khiến người vay tiền khó trả nợ hơn, qua đó gia tăng gánh nặng lên các ngân hàng trong lúc các ngân hàng này vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch ECB - ông Vítor Constâncio - cho biết 2012 là một năm không mấy tốt đẹp đối với các ngân hàng.

Mặc dù như thường lệ ECB không đề cập cụ thể ngân hàng nào nhưng cho rằng các ngân hàng dễ bị ảnh hưởng nhất thuộc các nước có tỷ lệ thất nghiệp cao và giá nhà sụt giảm mạnh. Danh sách các quốc gia này có thể bao gồm Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha bên cạnh một số nước khác.

Tuy nhiên, các ngân hàng yếu kém cũng là một vấn đề đáng lo ngại tại các quốc gia mạnh hơn như Đức. Hiện Commerzbank và các ngân hàng quốc doanh của nước này đang vật lộn với các khoản vay xấu dành cho ngành hàng hải cũng như một số khó khăn khác. Đức từng bị chỉ trích về việc luôn cảnh báo các quốc gia khác về nợ công quá cao nhưng lại cố gắng bảo các ngân hàng của mình khỏi sự giám sát chặt chẽ hơn.

Được biết, ECB tiến hành đánh giá hệ thống tài chính châu Âu định kỳ 6 tháng một lần nhưng báo cáo mới nhất dài 128 có một tầm quan trọng đặc biệt khi Ngân hàng này sắp trở thành cơ quan điều hành tối cao đối với các ngân hàng Eurozone. Báo cáo này còn bày tỏ mối lo ngại về việc liệu các ngân hàng có đánh giá quá thấp rủi ro và có vai trò như một lời nhắc nhở ECB về nhiệm vụ to lớn phía trước khi ECB đảm nhiệm cương vị mới vào năm tới.

Nhìn chung, ECB có phần lạc quan hơn về hệ thống tài chính Eurozone so với báo cáo lần trước công bố tháng 12/2012. ECB ít lo ngại hơn về nguy cơ vỡ nợ của các Chính phủ và cho biết các ngân hàng tại Tây Ban Nha cũng như Hy Lạp đang dễ dàng thu hút tiền gửi và huy động vốn hơn. Ngoài ra, ECB còn cho biết trong thông báo rằng mức độ căng thẳng hệ thống đang thấp nhất trong hai năm.

Trong báo cáo công bố cùng ngày, Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng cảnh báo các rủi ro và có vai trò như một lời nhắc nhở về rủi ro từ các ngân hàng có nguồn vốn yếu kém và cho biết điều này nhấn mạnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cần phải nhanh chóng thông qua liên minh ngân hàng.

OECD cho biết khả năng còn hạn chế trong việc giải quyết thua lỗ và việc thiếu một liên minh ngân hàng chung có thể đe dọa đến mục tiêu đạt được sự ổn định lâu dài. OECD nhận định căng thẳng có phần lắng dịu trong thời gian gần đây trên các thị trường tài chính và dường như điều này đã làm giảm mong muốn đẩy nhanh tiến độ thành lập các cơ chế ngân hàng chung.

Báo cáo của ECB và OECD có thể làm nóng cuộc tranh luận về các biện pháp mà các nhà làm chính sách có khả năng áp dụng để kích thích cho vay tại các nền kinh tế khó khăn nhất khu vực.

Phước Phạm (Vietstock)

Infonet

Các tin tức khác

>   Kinh tế Philippines tăng mức cao nhất trong 3 năm (30/05/2013)

>   Lloyds bán ngân hàng tư nhân cho tập đoàn Thụy Sỹ (30/05/2013)

>   Quỹ đầu tư Nhật Bản xâm nhập thị trường Mông Cổ (30/05/2013)

>   EU vừa yêu cầu Pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách (30/05/2013)

>   OECD: Châu Âu đe dọa sự phục hồi kinh tế thế giới (30/05/2013)

>   EU sẽ nới lỏng chính sách "thắt lưng buộc bụng" (29/05/2013)

>   OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo lợi suất trái phiếu leo thang nếu rút QE (29/05/2013)

>   Lần đầu tiên Thái Lan hạ lãi suất trong năm 2013 (29/05/2013)

>   Nhà băng Thụy Sĩ, bí mật không còn là lợi thế (29/05/2013)

>   Mỹ điều tra một vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử (28/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật