Thứ Hai, 27/05/2013 08:34

Đừng để con số bị vênh

Chỉ khi có số liệu chuẩn thì mới đoán đúng tình hình để có giải pháp thực hiện hiệu quả

Lạm phát thấp không phải do điều hành tốt mà do sức mua thị trường kiệt quệ. Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước nhưng lại thấp nhất trong nhiều năm qua là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế vẫn chưa ra khỏi vùng khó khăn.

Minh bạch số liệu: Điều cần thiết

Tại các diễn đàn kinh tế, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ độ vênh giữa các con số và băn khoăn về các số liệu. Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng con số GDP quý I tăng 4,89% là không thuyết phục. Tương tự, dư nợ tín dụng quý I chỉ tăng 0,03% nhưng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước lại tăng tới 11%, tăng trưởng tín dụng gần như bằng 0 nhưng dòng vốn chảy vào doanh nghiệp lại gấp nhiều lần cũng là số liệu chưa ổn.

Cần chuẩn hóa số liệu để có giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

TS Lê Đăng Doanh cũng tỏ ý hoài nghi. Trước đây, khi tăng trưởng tín dụng khoảng 30% mới có tăng trưởng GDP 6%; năm nay, tăng trưởng tín dụng chưa tới 1% mà tăng trưởng GDP vẫn gần 5% là điều khó hiểu, đặc biệt là khi doanh nghiệp Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào vốn vay. Tương tự, trong 2 năm 2011-2012 cả nước có hơn 100.000 doanh nghiệp đóng cửa nhưng tỉ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 2,2%, thấp nhất trong nhiều năm. Trong tình hình khó khăn, việc đưa ra các số liệu ảo sẽ ngăn cản nỗ lực phục hồi kinh tế. Khi không có số liệu chính xác, nhà điều hành sẽ không biết “con bệnh đang ốm tới cấp độ nào nên rất khó kê toa”.

PGS-TS Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên lưu ý vấn đề minh bạch số liệu. Doanh nghiệp tìm mọi cách giấu số liệu xấu, cơ quan quản lý cũng không có số liệu chuẩn. Chẳng hạn, hiện nay nợ xấu không biết chính xác bao nhiêu, các con số của nhiều cơ quan công bố về nợ xấu khác nhau hàng trăm tỉ đồng. “Làm chính sách như thế thì rất khó” - ông Thiên nói.

Cần giải pháp hiệu quả

Ông Trần Đình Thiên cũng cho rằng những dự báo về khả năng nền kinh tế đã đến đáy và thoát đáy vào giữa năm 2013 đang trở nên xa thực tế. Nguyên nhân do 2 yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô là tăng trưởng tín dụng và thu chi ngân sách quý I đều yếu hơn các năm trước. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 0,03%, thu ngân sách đạt 16,7%, chi ngân sách đạt 18,5% dự toán cả năm. Những chỉ số này cho thấy năm 2013, nền kinh tế vẫn trong tình trạng bất thường và lối thoát cho những vấn đề hiện tại không thể được giải quyết bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa mà phải có những giải pháp cụ thể hơn. Trong đó, một trong những nhiệm vụ đầu tiên phải thực hiện để tháo gỡ khó khăn là chuẩn hóa số liệu, chỉ khi có số liệu chuẩn thì mới đoán đúng tình hình để có giải pháp hiệu quả.

Trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu cũng nhìn nhận nền kinh tế Việt Nam hiện nay chưa thoát khỏi đáy khó khăn. Các số liệu thống kê và đánh giá tình hình hiện nay có nhiều bất nhất, mỗi cơ quan nói một kiểu khiến cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân rất băn khoăn. Đi giám sát các địa phương thấy nơi nào cũng báo cáo tăng trưởng tốt nhưng số liệu tổng thể lại không tốt.

Hà Linh

người lao động

Các tin tức khác

>   Giá thực phẩm thuộc về ai? (27/05/2013)

>   Vốn FDI tháng 5 giảm mạnh (26/05/2013)

>   Bộ trưởng Vũ Đức Đam: “Chúng ta không chủ quan dù vĩ mô tốt hơn” (26/05/2013)

>   “Cho Chính phủ vay là an toàn nhất” (26/05/2013)

>   Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2013 (26/05/2013)

>   TS Lê Xuân Nghĩa luận về tăng trưởng, nợ xấu, vàng và ngoại tệ (25/05/2013)

>   Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: Xem xét nới trần nợ công (25/05/2013)

>   “Cứu” gần 3.000 doanh nghiệp FDI “đang sống phải chết” (25/05/2013)

>   Tối ưu hóa mục tiêu tăng trưởng - lạm phát (25/05/2013)

>   TS. Lê Đăng Doanh: Sức mua rất đáng lo ngại (25/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật