Thứ Hai, 13/05/2013 13:34

Chính phủ yêu cầu giảm chênh lệch lãi suất huy động và cho vay

Về nhiệm vụ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chính phủ yêu cầu tiếp tục điều hành giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ở mức hợp lý theo tín hiệu thị trường, phấn đấu đạt tăng trưởng tín dụng ở mức 12%.

Ngày 10/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2013, trong đó Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, sáng tạo, đồng bộ có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2013.

Tại Nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ thống nhất nhận định: Trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2013, kinh tế vĩ mô tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường tương đối ổn định; chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,02% so với tháng 3 và tăng 2,41% so với tháng 12 năm 2012; lãi suất huy động tiền gửi ổn định, lãi suất cho vay tiếp tục có chiều hướng giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến ở một số lĩnh vực ưu tiên; thanh khoản của các ngân hàng thương mại được cải thiện đáng kể; thị trường ngoại hối khá ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm tăng 16,9%. Khu vực dịch vụ đạt kết quả khá. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và thực hiện đều tăng; tiến độ giải ngân vốn ODA đạt khá. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm...được quan tâm chỉ đạo…

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng khẳng định, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro: Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tiến độ thu ngân sách nhà nước chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm, tiêu thụ chậm; khả năng hấp thụ vốn tín dụng của các doanh nghiệp còn khó khăn. Tổng dư nợ tín dụng mặc dù tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2012 nhưng tăng chậm so với mục tiêu đề ra. Sức mua của thị trường trong nước thấp, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn ở mức cao. Đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn…

Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, sáng tạo, đồng bộ có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2013.

Trong đó, tập trung thực hiện một số giải pháp như: Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành dự toán thu; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; giữ mức bội chi ngân sách theo kế hoạch đề ra; Rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của những tháng còn lại trong dự toán năm 2013; Tiếp tục rà soát, kịp thời điều chỉnh những cơ chế, chính sách không còn phù hợp, thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia đã bố trí cho các dự án; Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu; tập trung phát triển thị trường, chú trọng công tác xúc tiến thương mại của các cơ quan thương vụ ở nước ngoài; đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thêm nguồn thu ngoại tệ…

Về nhiệm vụ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ở mức hợp lý theo tín hiệu thị trường, phấn đấu đạt tăng trưởng tín dụng ở mức 12%; tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh triển khai việc hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp; kiểm soát chặt chẽ hoạt động đấu giá vàng; chủ động kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý hoạt động của các ngân hàng, giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn đối với hoạt động của hệ thống. Tập trung triển khai quyết liệt đề án Cơ cấu lại các tồ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015; khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành để sớm đưa Công ty quản lý tài sản quốc gia vào hoạt động, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu, sớm ban hành Thông tư liên tịch nhằm phòng, chống hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hoạt động vay vốn trong và ngoài nước, cũng như vay, mượn từ công ty mẹ để bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

sbv

Các tin tức khác

>   Lợi nhuận ngân hàng 2013, nhiều đòi hỏi… (13/05/2013)

>   Theo chân trinh sát đánh “tiền giả” (13/05/2013)

>   Thanh toán xuất - nhập khẩu: Cạnh tranh âm thầm nhưng gay gắt (13/05/2013)

>   Tiêu dùng tiền mặt “làm khó” tín dụng BĐS (13/05/2013)

>   Ngân hàng không “ăn” chênh lệch lãi suất khủng (13/05/2013)

>   BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay xuống còn 13% (13/05/2013)

>   Xem xét nới lỏng tiền tệ, hạ thêm lãi suất (13/05/2013)

>   Xử lý nợ xấu, cần chạy đua với thời gian (13/05/2013)

>   “Cờ” lãi suất đến tay ngân hàng cổ phần (13/05/2013)

>   'Rút tiền khỏi ngân hàng, hãy đưa vào sản xuất kinh doanh' (13/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật