Thứ Ba, 14/05/2013 13:06

Các quỹ niêm yết ra sao sau Thông tư 183?

Lộ trình của nhiều quỹ đầu tư đã có những bước rẽ khác nhau sau Thông tư 183. VFMVFA đã chuyển đổi từ quỹ đóng sang quỹ mở thành công; VFMVF1VFMVF4 vẫn đang trong lộ trình này; trong khi đó PRUBF1MAFPF1 chọn con đường đóng quỹ bởi thời điểm hết hạn cũng cận kề. Chỉ riêng ASIAGF vẫn hoạt động bình thường dưới dạng quỹ đóng.

(*): Thông tin của VFMVFA khi còn là quỹ đóng, hiện VFMVFA đã chuyển đổi thành công sang quỹ  mở.

Tiến triển nhanh nhất là VFMVFA, đây là quỹ mở cổ phiếu đầu tiên được chuyển đổi thành công từ quỹ đóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chứng chỉ quỹ đã được giao dịch kể từ ngày 26/04 với tần suất giao dịch định kỳ 2 lần/tháng.

Đề tham gia vào quỹ mở, các loại phí mà nhà đầu tư phải trả gồm phí phát hành 1% tổng giá trị giao dịch mua, phí mua lại từ 0.5-2% giá trị bán, thực hiện căn cứ vào thời gian nắm giữ chứng chỉ quỹ và phí chuyển đổi là 0.3% giá trị giao dịch chứng chỉ quỹ đăng ký chuyển đổi.

Trước khi chuyển đổi quỹ mở, trong năm 2012, giá trị tài sản ròng (N.A.V) của VFMVFA đạt 172.2 tỷ đồng, tương đương 7,163.5 đồng/ccq, tăng nhẹ 0.3% so với cuối năm 2011. Quỹ này đạt lãi ròng 0.6 tỷ đồng trong năm 2012 và bảo toàn vốn trong danh mục.

Cũng thuộc cùng công ty quản lý quỹ VFM, hai quỹ VFMVF1 và VFMVF4 đang rục rịch thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển đổi sang quỹ mở. Tiến độ chuyển đổi của VFMVF1 và VMFVF4 không mấy thuận lợi, năm nào nhà đầu tư tham dự đại hội cũng đều nghe thảo luận chính về vấn đề này, cũng đều thông qua chủ trương chuyển đổi nhưng đến nay vẫn còn dở dang. Trong khi đó, thời hạn kết thúc của quỹ VFMVF1 đang ngày càng gần (cuối quý 2/2014).

Trong thời gian tới, hai quỹ dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức Đại hội bất thường khi đề án chi tiết chuyển đổi quỹ mở được hoàn tất. Hành trình này vẫn còn gian nan bởi theo quy định, để thông qua vấn đề chuyển đổi thì Quỹ đầu tư phải nhận được sự thông qua của các nhà đầu tư đại diện cho ít nhất 75% chứng chỉ quỹ đang lưu hành bằng hình thức Đại hội trực tiếp.

Mặc dù Ban đại diện có ý định chuyển đổi từ quỹ đóng sang quỹ mở, đã nỗ lực thuyết phục nhà đầu tư cũng như chủ trương đã được thông qua từ Đại hội năm trước nhưng quỹ MAFPF1 lại không nhận được sự đồng tình của nhà đầu tư trong kỳ Đại hội thường niên năm 2013. Do đó, quỹ này sẽ phải đóng theo đúng thời hạn hoạt động đến tháng 09/2014.

Đối với quỹ đầu tư khác là PRUBF1, Ban đại diện quỹ sau khi cân nhắc các phương án giữa đóng quỹ, gia hạn thêm thời gian hoạt động hay chuyển đổi sang quỹ mở, nhà đầu tư của PRUBF1 đã nhất trí đóng quỹ đúng thời hạn. Theo phương án giải thể quỹ đã công bố, dự kiến ngày hủy niêm yết và hủy đăng ký chứng khoán vào 04/09/2013. Công ty quản lý quỹ sẽ thanh lý toàn bộ tài sản ra thị trường, hoàn tất vào 04/10/2013. Mặc dù khoảng thời gian thanh lý không còn dài, nhưng theo lời của Ban đại diện thì việc thanh hoán danh mục sẽ không ảnh hưởng đến thị trường. Quỹ đã bắt đầu thanh hoán từ đầu năm 2013, đến thời điểm hiện tại đã thanh hoán xong 50% danh mục và thu về 270 tỷ đồng, chỉ còn danh mục cổ phiếu khoảng trên dưới 200 tỷ đồng.

Riêng đối với Quỹ đầu tư Tăng trưởng ACB (HOSE: ASIAGF), lộ trình hoạt động của quỹ không có nhiều thay đổi lớn. Đây là một quỹ tương đối mới trên sàn chứng khoán, quỹ bắt đầu niêm yết từ giữa năm 2012 do Công ty Quản lý quỹ ACB (ACBC) quản lý. Trong năm 2012, quỹ đạt lãi ròng 32.6 tỷ đồng, lũy kế đến cuối năm 2012 là 33 tỷ đồng. N.A.V của ASIAGF tính đến 31/12/2012 là 273.4 tỷ đồng, tương đương 11,375 đồng/ccq.

Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường lình xình và thiếu thanh khoản như thời gian qua, kỳ vọng về quỹ mở vẫn còn rất mơ hồ. Một vài quỹ mở đã ra đời cũng chưa tạo được sự đột biến nào.

Sức hút của các quỹ đầu tư ngày càng giảm, so với những kỳ Đại hội trước thì dường như nhà đầu tư đã thờ ơ hơn nhiều.

Kết quả kinh doanh của các quỹ niêm yết trong năm 2012 

Ngày 16/12/2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý Quỹ mở:

Giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ. Giá mua sẽ bằng NAV cộng thêm các phí liên quan (phí phát hành tại các kỳ giao dịch sau khi chuyển đổi). Giá bán sẽ bằng NAV trừ đi phí mua lại (nếu có).

Mức tối đa được xác định cho các loại phí chính như phí phát hành không được vượt quá 5% giá trị giao dịch; phí mua lại, phí chuyển đổi không vượt quá 3% giá trị giao dịch.

Đối với danh mục đầu tư, quỹ mở không được phép đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào cổ phiếu, trái phiếu chuẩn bị niêm yết (OTC); không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm; không được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam;

Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá 40% tổng giá trị tài sản của quỹ.


Minh Hằng (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   15/05, MSCI công bố kết quả đảo danh mục chỉ số tham chiếu đầu tư vào 9 cp Việt Nam (09/05/2013)

>   Có nên mạo hiểm với ETF? (02/05/2013)

>   Đại hội VFMVFA: Quỹ mở cổ phiếu đầu tiên sẽ giao dịch từ 26/04 (24/04/2013)

>   Market Vectors Vietnam ETF xuyên thủng ngưỡng kỹ thuật quan trọng (19/04/2013)

>   Chứng chỉ quỹ trên sàn liên tục được HCM gom mua (17/04/2013)

>   Chứng chỉ quỹ trên sàn liên tục được HCM gom mua (17/04/2013)

>   Market Vectors Vietnam ETF rơi vào phạm vi quá bán (16/04/2013)

>   Nhìn lại 10 năm khuynh đảo thị trường vàng của các quỹ ETF (13/04/2013)

>   VinaWealth sẽ lập quỹ bất động sản và ETF vào nửa cuối năm 2013 (09/04/2013)

>   Market Vectors Vietnam Index nhường ngôi vương cho Market Vectors Indonesia Small-Cap Index (06/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật