Thứ Năm, 04/04/2013 21:23

Thị trường nông sản chịu nhiều biến động năm nay

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), năm 2013 thị trường sản phẩm nông sản sẽ gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm.

Ngày 4/4, tại hội thảo thường niên Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2013 ở Hà Nội, tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD cũng cho biết bên cạnh đó, giá cả biến động phức tạp, người tiêu dùng yêu cầu ngày càng khắt khe, biến đối khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.

Trong khi đó, năng lực chế biến nông sản của Việt Nam còn chưa bắt kịp so với khu vực, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo.

Tại hội thảo, ba ngành hàng lúa gạo, chăn nuôi và thủy sản vẫn là tâm điểm quan sát của cộng đồng doanh nghiệp và những người sản xuất trực tiếp về những diễn biến, dự báo thị trường cũng như động thái đầu tư và định hướng chính sách trong năm 2013 và những năm tiếp theo. Đây cũng là những ngành hàng được dự báo sẽ chịu nhiều biến động trong năm nay.

Năm 2013, Việt Nam bước vào giai đoạn thực hiện các cam kết mở cửa thị trường ở mức độ cao, giảm thuế nhiều cho các sản phẩm thực phẩm, nông sản chế biến, sản phẩm chăn nuôi như thịt lợn, thịt bò, sữa. Do vậy, xuất khẩu nông sản sẽ phải đối diện với yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và các điều kiện thương mại, cũng như chịu tác động nhanh và mạnh hơn từ những biến động của thị trường thế giới.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cùng với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Việt Nam cần chú trọng tới các giải pháp trong ngắn hạn để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. Đó là ổn định năng suất và diện tích gieo trồng, đồng thời hình thành các chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Các doanh nghiệp, người sản xuất cần đa dạng hóa các đối tượng nuôi trồng thủy sản; nâng cao hiệu quả và cơ cấu đầu tư công hướng tới lợi ích và tăng thu nhập cho nông dân.

Một giải pháp quan trọng khác phải tính tới là nâng cao năng lực dự báo thông tin thị trường nông sản. Ngoài việc hướng dẫn cho nông dân quy hoạch sản xuất theo đúng quy trình, thời vụ thì công tác dự báo, phân tích thị trường cần tiến hành đồng bộ và bài bản hơn.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành khác cũng đã bước đầu quan tâm đến việc hỗ trợ thông tin cho người dân trong việc nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa nông, thủy sản.

Trong năm 2012, ngành nông nghiệp Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế, với mức tăng trưởng 3,4% và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt mức kỷ lục 27 tỷ USD. Có 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD (gạo, cà phê, đồ gỗ) và 5 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD (cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn)./.

Hoàng Tùng

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Thêm phương án trả nợ đối với Vinacafe (03/04/2013)

>   Ký hợp đồng xuất khẩu 3,5 triệu tấn gạo (03/04/2013)

>   Giá cà phê và “bẫy” thời tiết (03/04/2013)

>   Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu đạt sản lượng lúa 24,7 triệu tấn (02/04/2013)

>   Thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân: Đạt định lượng, thua mục tiêu (02/04/2013)

>   Cho phép xuất khẩu 200.000 tấn đường (02/04/2013)

>   Gạo xuất đi Nhật gặp khó (01/04/2013)

>   Giá cà phê tăng, nhà nhập khẩu giảm lượng mua (01/04/2013)

>   Xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn gạo trong quý đầu năm (01/04/2013)

>   Áp lực giảm giá gạo ngày càng lớn (01/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật