Thứ Ba, 16/04/2013 11:25

Phí ATM nội mạng: 8 ngân hàng thu và 35 ngân hàng chưa thu phí

Sau một thời gian thực hiện theo Thông tư 35, thống kê lại đã có 8 ngân hàng thu phí và 35 ngân hàng qui mô vừa và nhỏ chưa thu phí giao dịch ATM nội mạng.

Cụ thể, nhóm 8 ngân hàng thu phí giao dịch ATM nội mạng gồm BIDV, Vietinbank (CTG), Vietcombank (VCB), Agribank, Sacombank (STB), LienVietPost Bank (LPB), Seabank và Western Bank (WEB). Đây là những TCPHT đã mất nhiều chi phí đầu tư hạ tầng dịch vụ ATM, có nhu cầu thu phí giao dịch ATM nội mạng để bù đắp một phần chi phí.

Bên cạnh đó, nhóm chưa thu phí giao dịch ATM nội mạng gồm 35 ngân hàng qui mô vừa và nhỏ, chưa sở hữu nhiều ATM, nên chưa mất nhiều chi phí đầu tư hạ tầng dịch vụ ATM. Riêng ngân hàng Việt Nam Thương tín, Ngân hàng Kiên Long và Quĩ Tín dụng nhân dân Trung ương chưa xây dựng biểu phí cho sản phẩm này do mới lưu hành thẻ ghi nợ nội địa.

Ngoài ra, mỗi tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) có cách thức kết hợp khác nhau giữa thu phí định kỳ và phí giao dịch, có thể phân thành 3 nhóm như sau:

(i) Các TCPHT mới tham gia phát hành thẻ hoặc chưa có nhiều chủ thẻ thường có xu hướng miễn tất cả các loại phí (phí phát hành, phí thường niên và phí giao dịch ATM) cho chủ thẻ nhằm quảng bá sản phẩm và thu hút thêm khách hàng mới;

(ii) Các TCPHT đã phát hành thẻ từ lâu, nhưng chưa xây dựng được cơ sở khách hàng đủ lớn có xu hướng áp dụng các khoản phí định kỳ như phí phát hành, phí thường niên, nhưng miễn phí giao dịch ATM hoặc ngược lại (thu phí giao dịch ATM, miễn phí phát hành và phí thường niên);

(iii) Các TCPHT có lượng thẻ phát hành lớn, mất nhiều chi phí để duy trì hệ thống ATM thường thu cả ba loại phí kể trên.

Tất cả 46 tổ chức phát hành thẻ trên đã gửi báo cáo NHNN về biểu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa theo qui định tại Thông tư 35. Hầu hết các TCPHT đều chấp hành đúng qui định về xây dựng, công bố thông tin và báo cáo NHNN về biểu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa.

Hiện tại, các TCPHT đã công bố công khai biểu phí dịch vụ thẻ trên trang thông tin điện tử của đơn vị và quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hầu hết các ATM của các TCPHT đều phục vụ liên tục, có bộ phận túc trực thường xuyên để hỗ trợ và giải đáp những vướng mắc của khách hàng, đảm bảo các ATM hoạt động thông suốt và an toàn.

Nhìn chung, dư luận của nhân dân đã đồng tình với cơ chế thu phí giao dịch ATM nội mạng như qui định tại Thông tư 35. Việc qui định mức phí 0-1.000 đồng/giao dịch rút tiền nội mạng đã thể hiện vai trò quản lý nhà nước của NHNN qua việc điều tiết mức phí tối đa TCPHT được phép thu, làm cơ sở cho các TCPHT xây dựng mức phí phù hợp với năng lực tài chính và chính sách khách hàng của ngân hàng. Việc không qui định một mức phí cứng nhắc mà chỉ qui định khung mức phí vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận trong giao kết hợp đồng và Luật Cạnh tranh, khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng phục vụ, đảm bảo dung hòa lợi ích giữa khách hàng và TCPHT.

Minh Hằng (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   10 ngân hàng gom nhiều trái phiếu nhất (16/04/2013)

>   Cẩn trọng với “vòng luẩn quẩn” cho vay (16/04/2013)

>   Để AMC không chỉ là nơi “gom, giữ” nợ xấu (16/04/2013)

>   Chính thức bổ nhiệm ông Trịnh Ngọc Khánh làm Tổng Giám đốc Agribank (15/04/2013)

>   Hà Nội tính cấp đất cho Agribank xây trụ sở chính (15/04/2013)

>   NHNN yêu cầu TCTD kiện toàn mạng lưới hoạt động (15/04/2013)

>   Lãi suất giảm vẫn ồ ạt gửi ngân hàng (15/04/2013)

>   HDBank hợp tác toàn diện với Vinafood 2 (15/04/2013)

>   Lạ lùng kế hoạch xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nam Á (15/04/2013)

>   Lo ngân hàng mải đầu tư trái phiếu quên cho vay (15/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật