Thứ Tư, 03/04/2013 21:23

Nhật muốn ngăn chặn khủng hoảng "kiểu Eurozone"

Từ "lịch sử" dường như đã được sử dụng quá nhiều, nhưng nếu Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) trong tuần này có thể tạo được sự thay đổi chính sách triệt để "dẹp yên" tình trạng giảm phát dai dẳng, thì cuộc họp của BOJ trong hai ngày 4-5/4 cũng có thể được xem là ghi dấu ấn "lịch sử."

Mặc dù tân Thống đốc BOJ, Haruhiko Kuroda, có vẻ hưởng ứng biện pháp nới lỏng định lượng của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ, Ben Bernanke, nhưng cam kết chấm dứt tình trạng giảm phát "bằng mọi giá" của ông lại gợi nhớ tới tuyên bố của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi, rằng ông sẽ "làm mọi việc có thể" để bảo vệ đồng euro.

Đồng euro cuối tháng vừa qua một lần nữa đứng bên bờ vực "tồn vong" khi Síp trải qua cuộc thương lượng gian nan để nhận được gói cứu trợ 10 tỷ euro (13 tỷ USD) từ các chủ nợ. Ông Draghi chắc chắn sẽ bị chất vấn nhiều về sự liên đới của Eurozone với thỏa thuận cứu trợ Síp tại cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách của ECB ngày 5/4.

Kinh tế Nhật Bản đã không tăng trưởng về mặt danh nghĩa trong suốt hai thập niên do giá cả giảm nhẹ, nhưng tình trạng này có thể thay đổi nếu ông Kuroda cho thấy quyết tâm thực sự trong việc đưa kinh tế nước nhà đạt mục tiêu lạm phát mới là 2%.

Tại cuộc họp về chính lãi suất trong hai ngày 4-5/4, BOJ có thể sẽ bắt đầu ngay lập tức chương trình mua tài sản không giới hạn, thay vì phải chờ tới năm 2014 để khởi động chương trình này. BOJ cũng có thể kéo dài thời gian đáo hạn của số trái phiếu mà ngân hàng mua và đề ra mục tiêu cho chính sách mới. Nhật Bản đang rất cần GDP danh nghĩa tăng trở lại để nợ của chính phủ - hiện ở mức cao 235% GDP - không phình to lên mức khó có thể kham được.

Mặc dù được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trao cho nhiệm vụ mang nhiều tính chính trị, nhưng không ít người nghi ngờ khả năng thành công của Thống đốc Kuroda trong việc phục hồi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này mà không cần phải tiến hành thêm những cải cách mang tính nền tảng, như tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế và thu hút thêm các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều mà Nhật Bản lâu nay không mấy mặn mà. Cho dù có phát huy hiệu quả, thì chiến lược của ông Kuroda cũng có thể vấp phải sự phản ứng dữ dội của số người hưởng lương hưu ngày càng tăng ở Nhật Bản, bởi đơn giản họ không muốn tài sản và thu nhập cố định của mình bị "hao mòn" bởi lạm phát./.

Như Mai

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Scotland bị đòi bồi thường 5,6 tỷ USD (03/04/2013)

>   Síp đã bắt đầu nới lỏng quy định kiểm soát vốn (03/04/2013)

>   Đằng sau gói cứu trợ Síp: Những toan tính của EU (03/04/2013)

>   Nga có chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính Síp? (03/04/2013)

>   Đại gia cho vay thế chấp Mỹ lãi kỷ lục (03/04/2013)

>   Canada tiếp tục đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế (03/04/2013)

>   Các dự án hạ tầng ở ASEAN đủ hấp dẫn nhà đầu tư? (03/04/2013)

>   Bộ trưởng Tài chính Síp được chấp thuận từ chức (02/04/2013)

>   Eurozone: Thất nghiệp lên kỷ lục 12%, sản xuất tiếp tục suy giảm (02/04/2013)

>   Romania cam kết không để "kịch bản Síp" tái diễn (02/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật