Thứ Năm, 25/04/2013 08:56

Loại cổ phiếu yếu trên sàn niêm yết, cách nào?

Cùng với nâng chuẩn niêm yết, nhiều giải pháp đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo các Sở GDCK triển khai nhằm sàng lọc cổ phiếu yếu niêm yết, qua đó nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường.

Đào thải là cần thiết

Để nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường như mục tiêu tái cấu trúc TTCK đề ra, cơ quan quản lý có hai việc phải làm. Đầu tiên là sàng lọc các DN lần đầu lên sàn, thông qua áp dụng các chuẩn niêm yết đã được nâng cao theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Thứ đến, sàng lọc các cổ phiếu yếu đang niêm yết, một thực tế diễn ra nóng từ đầu năm đến nay với hàng loạt cổ phiếu bị cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch và hủy niêm yết.

Ở phần việc đầu tiên, trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK cho biết, trong quá trình thẩm định hồ sơ niêm yết lần đầu đối với các DN, các Sở GDCK luôn chặt chẽ trong áp những tiêu chuẩn niêm yết mới đã được triển khai theo hướng khắt khe hơn hơn tại Nghị định 58/2012. Đây là bước đi quyết định, nhằm gia tăng ngay chất lượng hàng hóa “đầu vào” cho thị trường.

Các DN bị hủy niêm yết nên đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM để giữ tính thanh khoản

Với phần việc thứ hai, câu hỏi mà NĐT và toàn thị trường đang đặt ra là cơ quan quản lý, tổ chức thị trường sẽ sàng lọc các cổ phiếu kém chất lượng ra sao, nhất là trong bối cảnh sự phân hóa quá rõ ràng giữa các nhóm cổ phiếu và trong từng nhóm cổ phiếu?

Khi đưa ra lời giải cho câu hỏi trên, ông Sơn cho hay, UBCK đang chỉ đạo các Sở GDCK siết chặt việc quản lý niêm yết đối với các DN trên sàn, nhằm đảm bảo tuân thủ chặt quy định pháp lý, qua đó sàng lọc hiệu quả các cổ phiếu kém chất lượng. Điều này được thể hiện rõ nét khi thông qua hoạt động rà soát thông tin trên báo cáo tài chính có kiểm toán, việc chấp hành nghĩa vụ công bố thông tin của DN, các Sở GDCK đã đặt nhiều công ty niêm yết vào diện cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch... Quá trình sàng lọc công ty niêm yết là điều cần thiết, để ngày càng gia tăng chất lượng hàng hóa cho thị trường.

Thống kê của Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) từ đầu năm đến nay cho thấy, số lượng các công ty bị hủy niêm yết tăng nhiều so với cùng kỳ nhiều năm trước. Phần lớn trong số này rơi vào các trường hợp trên báo cáo tài chính thể hiện DN bị thua lỗ 3 năm liên tiếp, hoặc mức lỗ lũy kế lớn hơn vốn chủ sở hữu.

Với những NĐT nắm cổ phiếu của các DN bị hủy niêm yết, rõ ràng bài toán thanh khoản được đặt ra bức bách. Để giải tỏa vấn đề này, UBCK khuyến cáo các DN bị hủy niêm yết có phương án đưa cổ phiếu vào giao dịch trên sàn UPCoM, nhằm tạo thanh khoản cho NĐT, cũng như minh bạch về hoạt động của công ty.

Quan điểm sàng lọc cổ phiếu yếu trên sàn của cơ quan quản lý là vừa phải làm liên tục, chặt chẽ, vừa đảm bảo giảm thiểu xáo trộn cho thị trường. Điều này giải thích tại sao Nghị định 58/2012 không đưa ra lộ trình cụ thể về áp tiêu chuẩn niêm yết mới đối với các DN đã niêm yết trước thời điểm văn bản pháp lý này có hiệu lực. Thay vào đó, cơ quan quản lý khuyến khích các DN này chủ động lên kế hoạch tăng quy mô vốn, cũng như các chỉ tiêu hoạt động khác nhằm hướng tới chuẩn niêm yết cao hơn tại Nghị định 58/2012. Qua đó, góp phần dần nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường.

Sẽ hướng dẫn niêm yết cổ phiếu sau hợp nhất

Cùng với quá trình tái cấu trúc TTCK, cũng như những biến động bất lợi của tình hình kinh tế vĩ mô, hoạt động mua bán, sáp nhập DN trên sàn có dấu hiệu diễn ra ngày một sôi động. Diễn biến này làm phát sinh nhu cầu niêm yết cổ phiếu của các DN hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, quy định pháp lý chưa hướng dẫn chi tiết cho các trường hợp này.

Để giải quyết đòi hỏi bức bách vừa nêu, ông Sơn cho hay, trên cơ sở quy định của Nghị định 58/2012, cũng như các quy định pháp lý liên quan, UBCK đang trong quá trình nghiên cứu soạn thảo thông tư hướng dẫn chi tiết về niêm yết chứng khoán của các DN hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN. Nội dung của văn bản này được xây dựng theo hướng tạo thuận lợi cho DN niêm yết, nhưng đồng thời đáp ứng các yêu cầu về nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường.

Hữu Hòe

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   25/04: Bản tin 20 giờ qua (25/04/2013)

>   Chứng khoán: Qua thời đầu tư theo tâm lý đám đông (24/04/2013)

>   TST: Bị kiểm soát từ ngày 25/04 (24/04/2013)

>   L62 không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ 05/04 (24/04/2013)

>   Thị trường biến động mạnh, giao dịch trong phiên “lên ngôi” (24/04/2013)

>   VNN vào diện bị cảnh báo (24/04/2013)

>   Đại hội VFMVFA: Quỹ mở cổ phiếu đầu tiên sẽ giao dịch từ 26/04 (24/04/2013)

>   Ai bảo vệ nhà đầu tư đại chúng? (24/04/2013)

>   Chủ tịch ABBank: 'Cần nới room ngân hàng lên 49% (24/04/2013)

>   24/04: Bản tin 20 giờ qua (24/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật