Thứ Hai, 22/04/2013 08:06

Cổ tức 2013: Bên “khủng”, bên “treo”

Kế hoạch năm 2013 của các DN cho thấy, không ít DN có tỷ lệ cổ tức “khủng”, nhưng cũng có DN, một đồng cổ tức cũng là niềm mơ ước.

Những DN trả cổ tức “khủng”

CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) trong năm 2012 đã tạm ứng cổ tức 2 lần cho cổ đông, với tỷ lệ tổng cộng lên đến 100% vốn điều lệ. Mới đây, ĐHCĐ HGM thông qua kết quả kinh doanh năm 2012 với doanh thu đạt 208 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 149,7 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch doanh thu và 44% kế hoạch lợi nhuận. Đại hội cũng thông qua việc trả cổ tức đợt 3/2012 với tỷ lệ 20%, nâng tỷ lệ cổ tức của HGM trong năm 2012 lên mức 120%. Năm 2013, Công ty đặt kế hoạch cổ tức ở mức 50% vốn điều lệ. HGM hiện là DN duy nhất tại Việt Nam có thể khai thác và sản xuất sản phẩm Antimon ở quy mô công nghiệp.

Một DN trả cổ tức cao khác là CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT). Trong năm 2012, Công ty chưa tạm ứng cổ tức cho cổ đông, nhưng với doanh thu 90,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 71,7 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra là 80,5 tỷ đồng doanh thu và 62,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, các cổ đông tin rằng, kế hoạch cổ tức 70% cho năm 2012 và 2013 có thể thực hiện được.

ĐHCĐ của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PVGas -GAS) vừa qua đã quyết định nâng mức cổ tức cho năm 2012 từ 20% lên 30%, khi kết quả kinh doanh năm 2012 vượt xa kế hoạch. Cụ thể, năm 2012, PVGas đạt 68.419 tỷ đồng doanh thu, vượt kế hoạch 124% và 12.350 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt kế hoạch 192%. Năm 2013, nhận định thị trường còn nhiều khó khăn, Công ty thận trọng đặt kế hoạch cổ tức ở mức 20%. Dù không phải là mức cổ tức quá cao, nhưng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, PVGas giữ vững được kết quả kinh doanh và duy trì mức cổ tức ổn định là điều mà cổ đông và các NĐT đều kỳ vọng.

… và những DN khất cổ tức

Bên cạnh những công ty đạt được kết quả kinh doanh khả quan và trả cổ tức cao, cũng có không ít DN rơi vào tình cảnh “khó ăn khó nói” với cổ đông tại ĐHCĐ, bởi kết quả kinh doanh bi bét. Chiếm phần lớn trong nhóm này là những DN thuộc ngành bất động sản và vật liệu xây dựng, do thị trường bất động sản đóng băng kéo dài.

Những ngày vừa qua, cổ đông của CTCP Xi măng La Hiên tiếp tục thất vọng khi Công ty khất nợ cổ tức năm 2012, do thua lỗ gần 10 tỷ đồng. Trước đó, năm 2011, Công ty cũng khất cổ tức khi lợi nhuận chỉ đạt 14 triệu đồng.

Cùng tâm trạng trên là cổ đông của CTCP Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (VCR), khi 2 năm liền 2011 - 2012, Công ty đều không chia cổ tức. Lần thông qua kế hoạch chia cổ tức gần đây nhất là ĐHCĐ năm 2011 với nghị quyết trả cổ tức năm 2010 ở mức 15%, nhưng sẽ trả vào ngày 29/6/2012. Sau 2 lần khất cổ tức, cổ tức năm 2010 của VCR được chuyển sang ngày 29/3/2014. Cổ phiếu VCR nằm trong diện bị cảnh báo từ ngày 22/3/2013 do năm 2012, Công ty lỗ gần 41 tỷ đồng.

Trong khi nhiều DN khất lần cổ tức do cạn kiệt về nguồn vốn, thì cũng có không ít DN nhiều năm liền không chia cổ tức vì thua lỗ và bị áp lực buộc phải có lãi trong năm 2013, nếu không muốn bị huỷ niêm yết như NVT, SJS, VHG... Đặc biệt, cổ phiếu NVT của CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay chưa được nhận cổ tức kể từ khi niêm yết hồi tháng 5/2010 đến nay. Kế hoạch lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2014 của NVT mà Công ty đặt ra hồi mới lên sàn là 178 tỷ đồng cho năm 2010 và 680 tỷ đồng vào năm 2014. Nhưng thực tế, năm 2010, NVT chỉ lãi 6,6 tỷ đồng, năm 2011 lỗ 77 tỷ đồng, năm 2012 lỗ gần 70 tỷ đồng.

Theo công văn giải trình của các DN nêu trên, trong năm 2013, để có thể kinh doanh có lãi, DN sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư, thanh lý tài sản và chuyển nhượng một số dự án không có khả năng đầu tư tiếp... Tuy nhiên, với tình trạng thị trường như hiện nay, việc tìm được đối tác để hợp tác và chuyển nhượng dự án không phải là chuyện dễ dàng.

Đáng chú ý, một DN hoạt động hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận đạt hàng ngàn tỷ đồng, với mức tăng trưởng cao, nhưng nhiều năm liền không trả cổ tức là CTCT Tập đoàn Masan (MSN). Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2012, đến thời điểm 31/12/2012, MSN có khoản lợi nhuận chưa phân phối 5.926 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ khi lên sàn vào năm 2009, đến nay đã 4 năm mà Công ty chưa chia đồng cổ tức nào cho cổ đông.

Thanh Huyền

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Đòi chia cổ tức gây náo loạn (19/04/2013)

>   PTB: Quyết định của Hội đồng Quản trị về tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2012 (18/04/2013)

>   ĐHĐCĐ BCI: SCIC “đòi” tăng cổ tức, giảm thưởng “khủng” cho HĐQT (18/04/2013)

>   KSA: "Xé" nhỏ cổ tức của cổ đông sau 3 lần trì hoãn (18/04/2013)

>   INN: 23/04 GDKHQ nhận cổ tức 20% tiền mặt (18/04/2013)

>   SDN: 23/04 GDKHQ nhận cổ tức 15% (18/04/2013)

>   ĐHĐCĐ HTV: Đâu rồi cổ tức 20%! (18/04/2013)

>   DRL: Thông qua mức cổ tức 2013 tối thiểu 30% (18/04/2013)

>   Ngân hàng giảm cổ tức chia sẻ với doanh nghiệp (17/04/2013)

>   STB phát hành hơn 168 triệu cp bằng mệnh giá (17/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật