Thứ Tư, 17/04/2013 11:39

Ngân hàng giảm cổ tức chia sẻ với doanh nghiệp

Việc cổ phiếu ngân hàng được định giá thấp, thanh khoản tốt, thích hợp cho đầu tư lâu dài cũng không phải điều gì đó mới mẻ với những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Và “săn” những công ty trả cổ tức cao, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn như trên được xem là chiến thuật đầu tư khôn ngoan của những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm bây giờ.

Săn cổ tức

Vào giai đoạn thị trường chứng khoán (TTCK) trầm lắng hiện nay, “khẩu vị” của giới đầu tư thay đổi đáng kể so với trước kia. Theo đó, thay vì theo dấu các cổ phiếu “nóng”, lại hình thành một lớp đầu tư thích “ăn chắc mặc bền” với cổ phiếu ngân hàng. Giới này tranh thủ trước thời điểm chốt cổ tức, gom cổ phiếu với suy nghĩ, tiền mặt được xem là vua trong giai đoạn khủng hoảng.

Vì vậy, họ thích mua cổ phiếu của các công ty hoạt động ổn định, giàu tiền mặt để có khả năng trả cổ tức tiền mặt/thị giá cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Tính toán này có hai mục đích. Một mặt giới đầu tư vẫn thu được lợi tức ngang bằng hoặc cao hơn mức 10- 12%/năm như tiền tiết kiệm. Mặt khác, nếu thị trường phục hồi, giá cổ phiếu tăng, nhà đầu tư còn có cơ hội gặt hái lợi nhuận từ việc chênh lệch giá.

Cổ tức giảm mạnh do hoạt động ngân hàng phải chia sẻ với nền kinh tế

Trên sàn không hiếm các cổ phiếu như vậy. Chẳng hạn, lợi nhuận trước thuế Ngân hàng Quân đội (MB) đạt 3.090 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2011. Trong đó, lợi nhuận riêng hoạt động của ngân hàng đạt 3.024 tỷ đồng. Chỉ tiêu EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) đạt 2.457 đồng/cổ phiếu. Theo đó, MB sẽ đảm bảo tỷ lệ cổ tức cho cổ đông như kế hoạch đề ra đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.

Tương tự, trước thềm ĐHCĐ Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) vẫn giữ được tỷ suất sinh lời cho các cổ đông, theo đó tỷ lệ chia cổ tức vẫn dao động khoảng 10%/năm. Kết quả lợi nhuận hợp nhất 2012 của Vietcombank là 5.764 tỷ đồng, dù chỉ bằng 88% kế hoạch nhưng vẫn tăng 1,17% so với 2011 và đảm bảo được mức chi trả cổ tức 12%. BIDV báo cáo cổ đông kết quả lợi nhuận trước thuế 2012 là 4.325 tỷ đồng và dự kiến chia cổ tức 10,8%.

Trong báo cáo chiến lược thường kỳ của các công ty chứng khoán thì một số ngân hàng lớn khác như Eximbank, VietinBank… vẫn giữ được phong độ và đa phần đưa ra lời khuyên với các nhà đầu tư dài hạn có thể tích lũy những cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao cho mục đích đầu tư an toàn.

Việc cổ phiếu ngân hàng được định giá thấp, thanh khoản tốt, thích hợp cho đầu tư lâu dài cũng không phải điều gì đó mới mẻ với những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Và “săn” những công ty trả cổ tức cao, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn như trên được xem là chiến thuật đầu tư khôn ngoan của những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm bây giờ. Nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng “khôn ngoan” và cổ phiếu ngân hàng nào cũng tốt!

Đầu tư nhầm?

Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố trên chỉ là bề nổi và phải nhìn nhận rằng trong kỳ vọng ổn định lâu dài đó cũng không hiếm những trường hợp cổ đông được nếm “bánh vẽ” cổ tức.

Để chia sẻ với DN, lợi nhuận của các ngân hàng đã giảm

ĐHCĐ 2012 của SHB thống nhất không chia cổ tức 2012, vì kết thúc năm 2012, lợi nhuận sau thuế còn lại của SHB chỉ hơn 26 tỷ đồng. Đây là con số quá nhỏ so với vốn điều lệ 8.865 tỷ đồng của ngân hàng này. Hay tuần qua, Techcombank đã tổ chức ĐHCĐ với kết quả lợi nhuận sau thuế 226 tỷ đồng do phải dành hơn 700 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro. Đây là mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong lịch sử hoạt động ngân hàng này.

Còn với những ngân hàng nhỏ chưa niêm yết, sau mỗi mùa ĐHCĐ, một trong những lý do thuyết phục cổ đông mua cổ phiếu của họ là kế hoạch cổ tức. Trả cổ tức bằng tiền, công ty niêm yết đã tạo niềm tin cho không ít cổ đông về sức khỏe tài chính của DN. Tuy nhiên nhiều kế hoạch chỉ ở mức trên giấy.

Cụ thể mới đây, trong ĐHCĐ của Nam A Bank, ngân hàng này thống nhất chỉ có những cổ đông nhỏ lẻ mới được hưởng cổ tức 9%/năm, còn lại các cổ đông lớn sẽ không được chia cổ tức trong năm 2012. Còn lại một số ngân hàng khác chia cổ tức chỉ là để cho có, như Ngân hàng Phát triển MêKông chia cổ tức 2012 là 2,5%, Southern Bank chỉ ở mức 2,1%... Đây là “trái đắng” cho nhiều nhà đầu tư… nhầm chỗ, bởi ngân hàng cũng là DN, cũng có mạnh có yếu, có lợi nhuận cao thấp hoặc không.

Xoay quanh vấn đề giảm tỷ lệ chia cổ tức, ông Trần Phương Bình - Tổng giám đốc DongABank chia sẻ, nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng phải cân đối trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ trước khi được chia cổ tức nên phần lớn các ngân hàng đều phải điều chỉnh tỷ lệ cổ tức thấp hơn so với kế hoạch đề ra.

Vì vậy, theo ông Bình, nhà đầu tư cũng phải nhìn nhận rằng, cổ tức chỉ có ý nghĩa khi gắn với đầu tư dài hạn. Việc nắm cổ phiếu trả cổ tức cao trong ngắn hạn tỏ ra không hợp lý khi vào ngày chốt quyền, giá cổ phiếu sẽ bị giảm tương ứng. Khả năng phục hồi ngay sau đó không chắc chắn do thị trường chưa có động lực phục hồi. Có thể, sau khi điều chỉnh kỹ thuật, giá nhiều cổ phiếu tiếp tục đi xuống trong ngắn hạn. Đây là một cạm bẫy mà giới đầu tư cần cẩn trọng.

 Trong cuộc làm việc với các ngân hàng và DN tại Bình Dương mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, các ngân hàng phải đặt mục tiêu chia sẻ với DN và nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay lên hàng đầu. Nếu ngân hàng nào chia cổ tức không hợp lý, trong khi không có những động thái tích cực giảm lãi suất, NHNN sẽ thanh tra toàn diện ngân hàng đó.

Thiên Kim

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   STB phát hành hơn 168 triệu cp bằng mệnh giá (17/04/2013)

>   Dệt may 29/03: 14/05 trả cổ tức 2012 tỷ lệ 15% (16/04/2013)

>   SAF: 22/04 GDKHQ nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 34.5% (17/04/2013)

>   SJM: Đặt kế hoạch lãi 656 triệu đồng và không chia cổ tức (16/04/2013)

>   UNI: TB điều chỉnh ngày thanh toán cổ tức đợt 1 -2012 (16/04/2013)

>   PET: 25/04 GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2012 tỷ lệ 6% (16/04/2013)

>   LAS trình cổ đông tỷ lệ cổ tức 50% cho năm 2012 (15/04/2013)

>   SDK: 16/04 GDKHQ nhận cổ tức 2012 tỷ lệ 11% (15/04/2013)

>   HGM: 16/04 GDKHQ nhận cổ tức đợt 3/2012 tỷ lệ 20% (15/04/2013)

>   VHC phát hành gần 14 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 30% (12/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật