Thứ Sáu, 22/03/2013 08:55

Sửa Luật Cư trú: Đã bớt “cắt, xóa, cấm”, nhưng...

Đã bớt “cắt, xóa, cấm” và cũng không còn quy định người đi tù hoặc xuất cảnh từ hai năm trở lên bị xóa tên khỏi sổ hộ khẩu, song dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cư trú vẫn gây quan ngại tại phiên họp chiều 21/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để giảm áp lực dân số nội thành, ngoài tăng thời gian tạm trú từ 1 năm lên 2 năm, dự thảo luật đã bổ sung quy định đối với công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.

Một trong các nội dung chưa nhận được sự đồng thuận là quy định đối tượng trẻ em chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng mới được chuyển về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.

Báo cáo thẩm tra dự án luật nêu ý kiến đề nghị cân nhắc bổ sung trường hợp người chưa thành niên còn cha, mẹ và cha mẹ vẫn có điều kiện nuôi dưỡng nhưng có nguyện vọng về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột. Bởi vì, trên thực tế có trường hợp con chưa thành niên có nguyện vọng và nhu cầu về ở với ông, bà hoặc người họ hàng thân thích khi bố mẹ ly hôn và bố mẹ đều đã kết hôn với người khác.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng băn khoăn về tính khả thi khi “siết” điều kiện, vì thực tế rất nhiều gia đình ở nông thôn đã gửi con cái về ở với ông bà, người thân thích trên thành phố để điều kiện sống và điều kiện học tập tốt hơn.

Đại diện Ban soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ giải thích, luật chỉ hạn chế những trường hợp bố mẹ đang còn khỏe mạnh mà lại gửi con cái về ở chung với ông bà ở thành phố để được học ở các trường trong nội thành. Bởi, với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, hạ tầng trường học ở nội thành chưa thể đáp ứng nổi nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho rằng, nếu chỉ mở cho đối tượng bố mẹ ly hôn mới được về ở với ông bà thì rất dễ dẫn tới “lách luật”. Vi khi gia đình đã có ý định gửi con cháu về thành phố thì sẽ có nhiều cách khác nhau, không loại trừ “ly hôn giả”. Và khi đó, quản lý dân cư có thể còn phức tạp hơn.

Bên cạnh nội dung nói trên, dự thảo luật cũng có thêm một số nội dung mới.

Như bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho người khác đăng ký vào chỗ ở của mình nhưng người này thực tế không cư trú tại chỗ ở đó hoặc để trục lợi.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng quy định này còn chưa rõ ràng, nội dung của việc giả mạo điều kiện này để được đăng ký thường trú là gì? Thế nào là cho người khác đăng ký vào chỗ ở của mình để trục lợi?

Để giảm áp lực dân số nội thành, ngoài tăng thời gian tạm trú từ 1 năm lên 2 năm, dự thảo luật đã bổ sung quy định công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương khi có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì còn phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của hội đồng nhân dân thành phố, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng, được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

Ủy ban Pháp luật cho rằng việc áp dụng quy định này trên phạm vi toàn thành phố trực thuộc trung ương là quá rộng vì trên thực tế nhiều huyện ngoại thành của các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay không phải chịu áp lực về mật độ dân cư, có huyện còn khuyến khích dân cư đến ở. Luật Thủ đô cũng chỉ quy định các điều kiện hạn chế hơn về đăng ký thường trú vào nội thành. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị chỉ áp dụng các điều kiện hạn chế đăng ký thường trú trong nội thành của các thành phố trực thuộc trung ương.

Một số ý kiến thảo luận cũng đồng tình với cơ quan thẩm tra đề nghị bỏ quy định trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức… thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng. Vì quy định này tăng thêm thủ tục hành chính, gây phiền hà, tốn kém, dễ bị lợi dụng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân.

Nguyễn Lê

tbktvn

Các tin tức khác

>   Bắt thêm một giám đốc đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn (22/03/2013)

>   Tuýt còi" văn bản “vỗ béo” DN trái quy định của Thủ tướng (21/03/2013)

>   Cảnh sát Hà Nội có thể được trang bị iPad (21/03/2013)

>   Vụ Vinashin: Nhiều “nạn nhân” chưa yêu cầu thi hành án (21/03/2013)

>   Triều Tiên phát báo động không kích (21/03/2013)

>   Phó giám đốc NHNN chi nhánh Phú Yên mất chức (20/03/2013)

>   Dân chăn bò cảm ơn đại gia bất động sản (20/03/2013)

>   Dệt Long An bị Techcombank thu giữ tài sản (20/03/2013)

>   VinaPhone chính thức lên tiếng việc sim nhập lậu (19/03/2013)

>   Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ kiểm tra dự án Núi Pháo (19/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật