Thứ Năm, 14/03/2013 07:18

S&P: Rủi ro vỡ nợ của Cộng hòa Síp ngày càng lớn

Cộng hòa Síp đang đối mặt với rủi ro vỡ nợ “có thực và ngày càng cao”, đặc biệt là nếu Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không cung cấp gói cứu trợ cho nước này, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) cảnh báo hôm thứ Tư.

* Đằng sau xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch

* Xếp hạng tín nhiệm Ý về đâu sau động thái của Fitch?

 

Do các khoản đầu tư vào Hy Lạp, Cộng hòa Síp cần 17 tỷ EUR (tương đương 23 tỷ USD) từ Eurozone để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng và tài trợ cho Chính phủ trong vòng 3 năm tới. S&P đưa ra nhận định trên khi quốc đảo này sắp tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống vào Chủ nhật tới đây.

Ông Moritz Kraemer, người đứng đầu bộ phận xếp hạng tín nhiệm quốc gia khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) của S&P cho biết: “Chúng tôi nhận thấy ít nhất 30% khả năng Cộng hòa Síp sẽ bị hạ bậc tín nhiệm trong năm 2013, chẳng hạn như khi không nhận được khoản hỗ trợ tài chính chính thức từ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) và/hoặc IMF, qua đó khiến các nhà điều hành nước này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tái cấu trúc các nghĩa vụ tài chính của mình”.

“Chúng tôi cũng có thể hạ bậc nếu biết rằng các nhà điều hành không thể đáp ứng được các điều kiện đi kèm với chương trình hỗ trợ chính thức”, ông cho biết thêm.

Hiện S&P xếp hạng tín nhiệm Cộng hòa Síp ở mức “CCC” - tức thuộc phạm vi trái phiếu “rác” và không đầu tư - với triển vọng “tiêu cực”.

Cộng hòa Síp đã lên tiếng xin gói cứu trợ quốc tế cách đây 8 tháng sau khi các ngân hàng nước này công bố lỗ nặng do liên quan đến quá trình tái cấu trúc nợ của Hy Lạp và bị cách ly với thị trường vốn quốc tế vì đã không đáp ứng được các mục tiêu tài khóa từ giữa năm 2011.

Nỗ lực xin cứu trợ của nước này đã và đang bị trì hoãn bởi sự chậm trễ của Chính phủ cánh tả trong việc đàm phán các điều khoản cứu trợ, mối lo lắng của các nhà cho vay về khả năng nước này không trả được nợ trong bối cảnh nợ nần chồng chất và lời cáo buộc của Đức cho rằng nước này còn lỏng lẻo trong việc đẩy lùi trình trạng rửa tiền.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ ổn định (13/03/2013)

>   “Fed sẽ không rút lại QE trước năm 2014” (13/03/2013)

>   "Khủng hoảng nợ ở Eurozone vẫn còn chưa kết thúc" (13/03/2013)

>   "Kinh tế toàn cầu đang có những thay đổi căn bản” (13/03/2013)

>   “Quá lớn để phá sản”, chuyện chưa kết thúc (13/03/2013)

>   Tây Ban Nha: Gói biện pháp thúc đẩy cơ hội việc làm (13/03/2013)

>   Thụy Sĩ góp 10,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng nợ (13/03/2013)

>   Bank of America sẽ “để mắt” tới thị trường châu Á (12/03/2013)

>   Đồng Yen tiếp tục chịu sức ép tại thị trường châu Á (12/03/2013)

>   Cứu ngân hàng, EU có thể "đánh mất cả một thế hệ" (12/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật