Thứ Tư, 13/03/2013 14:29

“Quá lớn để phá sản”, chuyện chưa kết thúc

Nếu một doanh nghiệp bị buộc tội, người lao động và nhà cung cấp của doanh nghiệp đó cũng sẽ hệ lụy.

Có phải các ngân hàng là quá lớn để bị truy tố? Câu trả lời đã có, đến từ miệng của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder.

“Tôi muốn nói rằng, quy mô của một vài định chế này đang trở nên lớn đến nỗi, rất khó để chúng ta khởi tố khi xem xét những hậu quả của nó – sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, thậm chí cả nền kinh tế thế giới”, ông Holder phát biểu trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ.

Ông Holder tiếp tục, sự thật là, quy mô của các ngân hàng “có một ảnh hưởng ngăn chặn. Nó buộc chúng ta phải tìm ra các giải pháp phù hợp hơn”. Theo ông Holder, không nên áp dụng cách khởi tố các ngân hàng lớn để xua đi nỗi lo rằng, chúng có thể gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính.

Phát biểu của Holder dấy lên một loạt câu hỏi: Phải chăng các ngân hàng vẫn là quá lớn để phá sản? Có nên khởi tố các tập đoàn? Có phải quy mô của một định chế hay tầm quan trọng hệ thống của nó có thể chi phối quyết định của các công tố viên? Chính sách nào là đúng bây giờ?

Ít nhất, suy nghĩ của Holder không đồng nhất với quan điểm lâu nay của chính quyền Obama: vấn đề “quá lớn để phá sản” đã được giải quyết bằng đạo luật Dodd-Frank.

Timothy Geithner, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, từng phát biểu chắc như đinh đóng cột ngay trước khi đạo luật Dodd-Frank được thông qua năm 2010: “Bước cải cách này sẽ chấm dứt cái gọi là quá lớn để phá sản. Chính phủ liên bang sẽ có quyền đóng cửa các định chế tài chính lớn làm ăn thua lỗ một cách êm đẹp, không đặt người đóng thuế và nền kinh tế vào tình thế rủi ro”.

Dường như ông Holder đã không ghi nhớ điều đó. Mọi thứ bị đảo lộn bởi ý kiến của ông. Nhiều người đã sử dụng chúng để công kích về việc chính quyền đã nương tay với phố Wall. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren dẫn đầu những công kích đó.

“Đã gần 5 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, nhưng các ngân hàng lớn vẫn quá lớn để phá sản”, bà Warren nói. “Ý kiến của Bộ trưởng Tư pháp Holder về việc các ngân hàng lớn nhất là quá lớn để bị buộc tội cho thấy một lần nữa rằng, thời gian để chấm dứt vấn đề quá lớn để phá sản đã hết”.

Dẹp sang một bên việc liệu các ngân hàng có thực sự quá lớn để phá sản hay không, có một câu hỏi gấp gáp và hóc búa hơn, cần phải được giải đáp ngay là: Chính quyền có muốn buộc tội các tập đoàn hay không? Và việc đó có tác dụng gì?

Sau cuộc khủng hoảng tài chính, rất nhiều người nghĩ rằng, đã không có ai ở phố Wall bị buộc phải chịu trách nhiệm về những hậu quả đã gây ra cho nền kinh tế và hàng triệu người dân Mỹ. Thực tế, các công tố viên cũng đã không đòi hỏi các công ty phải tự xử và để cho sự việc ngày càng trở nên phức tạp.

Người ta đã quên mất bài học của Arthur Andersen, một công ty kế toán đã bị kết án vì tội gây trở ngại cho công tác điều tra trong vụ phá sản của tập đoàn Enron. Việc buộc tội công ty kế toán nói trên đã khiến công ty này phải dừng việc kinh doanh và 28.000 nhân viên của công ty - mà hầu hết đều không dính líu gì đến vụ việc - mất việc làm. Sự việc trở nên tồi tệ hơn khi Tòa án tối cao bác đơn kháng án của Arthur Andersen.

Kể từ đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã nhận thức rõ hơn về những hệ lụy của việc buộc tội một công ty, thay vì chỉ truy tố những cá nhân có liên quan.

Theo chủ trương của Bộ Tư pháp, trước khi tuyên bố một vụ phạm pháp, các công tố viên phải xem xét “bản chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, bao gồm rủi ro tổn hại đến cộng đồng, cùng các chính sách, các ưu tiên, nếu có”.

Theo lẽ thường, việc buộc tội một công ty làm tăng khả năng công ty đó bị loại khỏi hoạt động kinh doanh, bởi các khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác và các thành phần khác sẽ ngừng làm ăn với công ty đó. Điều này có thể còn phải bàn cãi, song nó ngày càng được nhiều công tố viên chấp nhận.

Trên thực tế, các ngân hàng của Mỹ không chỉ là các công ty... quá lớn để truy tố. Nếu bất kỳ ông chủ lớn nhất nào ở Mỹ bị kết tội, điều gì sẽ xảy ra? Chính phủ có thể nhanh chóng tiếp quản hoạt động tại công ty, nhưng sẽ khó ngăn được hoạt động kinh doanh xuống dốc, nhiều lao động mất việc, cổ đông và các nhà cung cấp bị ảnh hưởng. Những hệ lụy này là khá rõ ràng, có thể lượng hóa được, trong khi các tác dụng khác, như tính răn đe... là khá mù mờ.

Cuộc tranh cãi của người Mỹ về chuyện doanh nghiệp quá lớn để phá sản có lẽ sẽ còn kéo dài và trở nên ngày càng phức tạp. Lẽ ra nó đã được chấm dứt nếu các nhà chức trách nước này biết tranh thủ cuộc khủng hoảng tài chính để “mạnh tay” với các ngân hàng lớn.

Quang Huy

Đầu Tư Chứng Khoán

Các tin tức khác

>   Tây Ban Nha: Gói biện pháp thúc đẩy cơ hội việc làm (13/03/2013)

>   Thụy Sĩ góp 10,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng nợ (13/03/2013)

>   Bank of America sẽ “để mắt” tới thị trường châu Á (12/03/2013)

>   Đồng Yen tiếp tục chịu sức ép tại thị trường châu Á (12/03/2013)

>   Cứu ngân hàng, EU có thể "đánh mất cả một thế hệ" (12/03/2013)

>   Kinh tế Eurozone bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng (12/03/2013)

>   Châu Á: Cấp vốn thương mại yếu, việc làm thiếu hụt (12/03/2013)

>   Nouriel Roubini: ECB phải cắt lãi suất để tránh khủng hoảng lần nữa (12/03/2013)

>   Các công ty Mỹ lách luật trốn thuế hàng trăm tỷ USD (12/03/2013)

>   Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới (12/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật