Thứ Ba, 12/03/2013 14:50

Nouriel Roubini: ECB phải cắt lãi suất để tránh khủng hoảng lần nữa

Chuyên gia kinh tế người Mỹ Nouriel Roubini vừa cảnh báo NHTW châu Âu (ECB) cuối cùng sẽ buộc phải hạ lãi suất nếu không Eurozone sẽ đối mặt với nguy cơ suy thoái sâu hơn xuất phát từ những căng thẳng chính trị và xã hội tại khu vực này.

* ECB giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,75%

Roubini cho biết ECB rốt cuộc cũng sẽ hành động để ngăn chặn suy thoái trầm trọng hơn nhưng các biện pháp mà ECB áp dụng có thể “quá ít và quá muộn”.

Tại cuộc họp chính sách tuần trước, ECB quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0.75% từng được áp dụng từ tháng 7/2012 dù ngân hàng này dự báo kinh tế Eurozone năm 2013 sẽ tiếp tục suy giảm với tốc độ tương tự như trong năm ngoái và lạm phát sẽ lùi về dưới mức mục tiêu. Trước đó, một số nhà kinh tế dự báo ECB sẽ hạ lãi suất vì cho rằng cuộc bầu cử “chưa ngã ngũ” tại Ý và triển vọng kinh tế mờ mịt có thể tác động đến quyết định của ECB.

Trả lời phỏng vấn trên CNN, Roubini cho biết ECB rốt cuộc cũng sẽ hành động để ngăn chặn suy thoái trầm trọng hơn nhưng các biện pháp mà ECB áp dụng có thể “quá ít và quá muộn”.

Vị chuyên gia từng dự báo chính xác cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 này dự báo: “ECB phải cắt giảm lãi suất chính sách, phải kích thích nền kinh tế và phải nỗ lực hạ giá đồng EUR”.

Trong chuyến thăm Ireland vào thứ Sáu tuần trước, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cũng đã gây sức ép lên ECB khi cho rằng ngân hàng này còn dư dịa để hạ lãi suất.

Đồng tiền chung đã phục hồi từ mức 1.2 USD/EUR vào tháng 7 vừa qua lên 1.37 USD/EUR trong tháng 2 khi các lời đồn đại về sự tan rã của Eurozone lắng dịu sau tuyên bố của ECB. Ngân hàng này cho biết sẽ hỗ trợ các thành viên yếu kém và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý thành lập quỹ giải cứu vĩnh viễn.

Kể từ thời điểm đó đến nay, đồng EUR đã lùi về quanh mức 1.3 USD/EUR do mối lo ngại về tác động của trình trạng bế tắc chính trị tại Ý. Dù vậy, đây vẫn còn là một vấn đề đau đầu đối với các nhà xuất khẩu, đặc biệt là tại Nam Âu.

Theo ông Roubini, đồng EUR nên giảm tiếp từ 10%, 20% hoặc thậm chí là 30% mới có thể khôi phục được sức cạnh tranh của các quốc gia ngoại vi Eurozone.

Roubini cho rằng ECB không thể “khoanh tay đứng nhìn” khi căng thẳng chính trị leo thang trong bối cảnh tất cả các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đều đã sử dụng các biện pháp bất thường để bơm tiền vào nền kinh tế.

Ông cho biết thêm: “Nếu ECB là NHTW duy nhất không hành động thì tổn thất về mặt kinh tế và chính trị sẽ rất nghiêm trọng”.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Các công ty Mỹ lách luật trốn thuế hàng trăm tỷ USD (12/03/2013)

>   Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới (12/03/2013)

>   Mỹ lạc quan về triển vọng đạt thỏa hiệp ngân sách (12/03/2013)

>   Kinh tế Hungary tiếp tục chìm sâu trong suy thoái (11/03/2013)

>   Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc về tỷ giá có phần lắng dịu (11/03/2013)

>   Đằng sau xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch (11/03/2013)

>   Indonesia có thể sẽ tiếp tục thâm hụt kép trong 2013 (11/03/2013)

>   Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đạt lãi cao nhờ vàng (11/03/2013)

>   Ông Obama muốn chấm dứt giảm chi tiêu chính phủ (10/03/2013)

>   Mỹ-Đài Loan nối lại đàm phán thương mại sau 5 năm (10/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật