Đằng sau xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch
Theo The Economist, đánh giá mức độ tín nhiệm của một quốc gia là một nghệ thuật chứ không phải là một bộ môn khoa học; việc một quốc gia sẵn sàng trả nợ có thể cũng quan trọng tương tự như khả năng thanh toán nợ nần của quốc gia đó.
* Xếp hạng tín nhiệm Ý về đâu sau động thái của Fitch?
* Moody’s đánh tụt xếp hạng tín nhiệm vàng Aaa của Anh
Anh vừa đánh mất mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất từ Moody’s vào ngày 22/02 vừa qua nhưng hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn còn lại là Standard & Poor's (S&P) và Fitch vẫn chưa đưa ra động thái tương tự.
Bảng thống kê bên dưới của Economist cho thấy các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thường có đánh giá khác nhau về xếp hạng tín nhiệm của cùng một quốc gia, chẳng hạn như hiện Pháp vẫn được Fitch xếp ở mức AAA nhưng S&P và Moody’s thì không.
Đánh giá mức độ tín nhiệm của một quốc gia là một nghệ thuật chứ không phải là một bộ môn khoa học; việc một quốc gia sẵn sàng trả nợ có thể cũng quan trọng tương tự như khả năng thanh toán nợ nần của quốc gia đó.
Không khó để nhận thấy rằng tại sao Australia, quốc gia có hệ số nợ/GDP là 27.1% và thâm hụt tài khoản vãng lai thấp, lại được 3 tổ chức đồng loạt xếp hạng AAA.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại có xếp hạng cao hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ dù nợ công của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã lên tới 237% GDP và thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ. Một trong những nguyên nhân lý giải cho điều này là nhờ lịch sử đáp ứng các nghĩa vụ nợ cũng như bản chất của các chủ nợ Nhật Bản. Hầu như tất cả nợ công của Nhật Bản đều do người dân trong nước nắm giữ.
Sau đây là xếp hạng tín nhiệm hiện tại của 37 quốc gia từ Moody’s, S&P và Fitch dựa trên số liệu cán cân ngân sách và nợ công/GDP của 3 tổ chức này cũng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Economist Intelligence Unit.
|
(*) Số liệu ước tính 2012
Nguồn: Moody's; Standard & Poor's; Fitch; IMF; Economist Intelligence Unit
|
Các mức xếp hạng tương ứng giữa Moody’s, S&P và Fitch
Nguồn: Moody’s, S&P và Fitch
|
Phước Phạm (Vietstock)
FFN
|