Thứ Hai, 11/03/2013 13:54

Quản trị rủi ro tín dụng

Với nợ xấu, các ngân hàng không chỉ phải tìm cách xử lý tình hình hiện tại, mà quan trọng hơn, phải làm thế nào để đảm bảo nợ xấu không lặp lại trong tương lai.

Thật dễ dàng để đổ lỗi cho việc giá bất động sản giảm hay tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu và ở Việt Nam là những tác nhân chính gây tỷ lệ nợ xấu cao. Nhưng những yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng, do đó cần chú trọng tới những yếu tố chủ quan, nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

Trong số những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hiện nay có thể kể ra như phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ chủ yếu dựa vào các nhân tố định tính, xếp hạng tín dụng không được đánh giá và cập nhật thường xuyên, cơ cấu quản trị nội bộ và chức năng kiểm toán nội bộ còn yếu kém, giá trị tài sản thế chấp bị phóng đại và thiếu quy trình định giá độc lập và liên tục, thiếu hệ thống cảnh báo sớm để chỉ ra dấu hiệu của nợ có vấn đề…

Các ngân hàng trên thế giới sử dụng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá tín dụng, khả năng hồi vốn của khách hàng để đưa ra các định giá cho cho vay một cách thích hợp nhất. Ngân hàng ở các thị trường đã phát triển thường áp dụng tỷ lệ 70/30 đối với công tác đánh giá tín dụng cho vay doanh nghiệp, trong đó khả năng hồi vốn của doanh nghiệp (hay sử dụng các nhân tố định lượng) chiếm 70% trọng số và 30% còn lại dựa vào các nhân tố định tính, như môi trường quản trị doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ và khả năng của ban giám đốc doanh nghiệp.

Các mô hình được xây dựng theo tỷ lệ trên, bởi mục đích cuối cùng của ngân hàng là thu hồi khoản cho vay/nợ. Mặc dù kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp tốt là các tiền đề đáng quý của doanh nghiệp vay vốn, nhưng năng lực và tình hình tài chính vững chắc của doanh nghiệp mới là nhân tố quyết định đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Một quy tắc đơn giản là: càng phụ thuộc nhiều vào các nhân tố định tính trong quy trình thẩm định tín dụng, thì càng có nhiều rủi ro và ngân hàng càng có ít khả năng thu hồi nợ.

Trước đây ở Việt Nam, các ngân hàng ít phụ thuộc vào chất lượng thông tin của báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Các mô hình xếp hạng tín dụng đã được “may đo” theo tỷ lệ 35/65 (định lượng/định tính). Phương pháp này không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Nói chung, một quyết định được đưa ra dựa vào càng nhiều chỉ tiêu chủ quan, thì việc đảm bảo thu hồi vốn và lãi của khoản cho vay càng thấp.

Một thực tế khác tại Việt Nam là, có một mô hình được sử dụng để đánh giá cho nhiều loại khách hàng khác nhau.

Tuy nhiên, những cách thức trên đã đi vào dĩ vãng. Các ngân hàng Việt Nam đang tìm kiếm các mô hình mới, các mô hình xếp hạng “liên tục” có thể áp dụng qua các chu kỳ kinh tế.

Năm 2012, KPMG Việt Nam đã có cơ hội làm việc với nhiều ngân hàng ở Việt Nam để đánh giá sự thích hợp của quy trình tín dụng, phương pháp xếp hạng tín dụng và cách tiếp cận chung đối với quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng này. Qua đó, chúng tôi hiểu được các vấn đề trong quản trị rủi ro tín dụng của những ngân hàng này và đã đề xuất những thay đổi phù hợp cho những phương pháp đang được áp dụng.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN mới ban hành là quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng. Thông tư yêu cầu, cùng với những quy định khác, các ngân hàng phải xây dựng một phương pháp xếp hạng nội bộ cho mỗi loại đơn vị xin vay vốn, phương pháp phải được HĐQT chấp thuận, được tích hợp với các hệ thống ngân hàng và thông báo cách tiếp cận lên Ngân hàng Nhà nước.

Đây là một bước tiến đúng hướng để có được quản trị rủi ro tín dụng đáng tin cậy. Những ngân hàng củng cố quy trình tín dụng và phương pháp xếp hạng tín dụng có khả năng thu hút nhiều vốn đầu tư hơn và có vị trí vững chắc hơn khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập.

Steve Punch, Giám đốc Dịch vụ tài chính của KPMG Việt Nam

đầu tư

Các tin tức khác

>   Độc quyền ngân hàng: Ngày càng tăng (11/03/2013)

>   Con đường sống của ngân hàng nhỏ (11/03/2013)

>   'Khó bỏ thói quen dùng tiền mặt của người Việt' (11/03/2013)

>   Xem cách nợ xấu... bốc hơi (11/03/2013)

>   Nền kinh tế trả lãi ngân hàng 20 tỉ USD/năm (11/03/2013)

>   Lo dòng tiền nóng nếu cá nhân tự vay vốn nước ngoài (11/03/2013)

>   Giải quyết nợ xấu: Tắc ở đâu? (10/03/2013)

>   Lãi suất ngân hàng vẫn quá cao với doanh nghiệp (10/03/2013)

>   “Đi ngược lịch sử” tự do hóa giao dịch vãng lai? (10/03/2013)

>   CTG sẽ chào bán hơn 644 triệu cp với giá 24,000 đồng/cp (09/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật