Thứ Hai, 25/03/2013 09:30

Giành lại “cứ điểm 500”?

Chỉ số VN-Index hiện đang đối diện với ngưỡng tâm lý 500 điểm. Tại vùng kháng cự này, tâm lý nhà đầu tư đang bị chia rẽ giữa một bên lạc quan với khả năng chỉ số bứt phá để tiếp tục xu hướng tăng và một bên bi quan về xu hướng thị trường.

Diễn biến tăng giảm trong phiên với biên độ dao động từ 15-20 điểm cho thấy sự nhạy cảm của nhà đầu tư mỗi khi VN-Index tiệm cận ngưỡng tâm lý này thời gian gần đây.

Dường như thị trường đang có một xung lực khá tốt để chỉ số VN-Index trước mắt sẽ phá vỡ ngưỡng tâm lý 500 điểm.

Từ cuối tháng 11/2012 chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 30%. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng thành quả trên không chia đều cho tất cả, chỉ một số mã cổ phiếu (trong đó có những mã nằm trong rổ VN30) đạt được mức tăng giá khá tốt. Những cổ phiếu này, với nền tảng doanh nghiệp cơ bản tốt, đã bị bán tháo quá đà trước đó khiến giá rơi về vùng hấp dẫn hút dòng tiền đầu tư. Hiện tại, dòng tiền đầu tư vào nhóm cổ phiếu này vẫn khá tốt, cầu đầu tư xem ra chưa có dấu hiệu bão hòa. Có lẽ đây sẽ tiếp tục là động lực duy trì xu hướng tăng đối với nhóm cổ phiếu đó cũng như tạo hiệu ứng lan tỏa đến phần còn lại của thị trường. Và đây cũng là động lực quan trọng giúp chỉ số VN-Index duy trì đà phá vỡ ngưỡng tâm lý nói trên.

Trong khi đó, giá của nhiều mã cổ phiếu trên hai sàn giao dịch chính thức vẫn lình xình, đi ngang tích lũy. Một số mã đạt mức tăng giá từ 5-10% nhưng nhiều mã vẫn đang “giậm chân” tại điểm đáy đầu tháng 11/2012. Tuy nhiên, lượng cung giá thấp đối với nhóm cổ phiếu này dường như suy kiệt. Như nhiều người thường nói, càng “bị nén” mạnh thì càng “bật” mạnh. Và đây cũng là một nguồn động lực “tiềm ẩn” cho xu hướng tăng giá của VN-Index cũng như khả năng phá vỡ ngưỡng tâm lý 500 điểm trước mắt.

Các thị trường chứng khoán (TTCK) lớn trên thế giới cũng đang diễn biến khá tích cực sau khi chỉ số Nikkei 225 phá vỡ vùng giá 9,700-10,100, và đặc biệt chỉ số DJIA bứt phá khỏi vùng 13,700-14,200. Với diễn biến đó, như người viết đã nhận định trong các bài trước, xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục được duy trì trong một vài năm tới đây. Sự lạc quan đối với xu hướng tăng giá trên các TTCK lớn trên thế giới đã và sẽ là điểm tựa tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trên TTCK Việt Nam. Lượng tiền mua ròng của NĐTNN ba tháng đầu năm nay đã bằng tổng lượng tiền mua ròng của khối này cả năm 2012 là một bằng chứng. Và có lẽ dòng tiền này sẽ tiếp tục là một động lực quan trọng cho xu hướng tăng của VN-Index trong vài năm tới.

Diễn biến kinh tế vĩ mô 6 tháng cuối năm 2012 và quý I của năm 2013 đang từng bước cải thiện. Mặc dù lãi suất cho vay đầu năm 2013 vẫn còn chậm được kéo giảm, một số chỉ báo vĩ mô quan trọng đang cải thiện như: dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng; theo Tổng cục thống kê, chỉ số CPI cả nước tháng 3 giảm 0.19% so với tháng 2 và tăng 2.39% so với cuối năm 2012; tình trạng đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế từng bước được giải quyết; tỷ giá USD/VND về cơ bản vẫn giữ ổn định; các NHTM đang rục rịch giảm lãi suất huy động; tỷ lệ nợ xấu không tăng thêm mà đang giảm dần...

Tổng hợp các phân tích cơ bản và kỹ thuật, người viết cho rằng trong năm 2013 VN-Index có khả năng đạt mức tăng khoảng 20-25% so với hiện tại. Nếu đạt được kết quả đó, TTCK không chỉ góp phần hỗ trợ quá trình tái cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp mà cũng có lợi cho việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô khác.

Trở lại với diễn biến hiện tại, dường như thị trường đang có một xung lực khá tốt để chỉ số VN-Index trước mắt sẽ phá vỡ ngưỡng tâm lý 500 điểm. Phiên giao dịch ngày 22/03 là một “phép thử” với độ tin cậy khá cao về xung lực này. Nỗ lực giành lại “cứ điểm 500” của VN-Index trong hơn 2 năm qua sắp có kết quả?

Phạm Tường Phán (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Những điều cần lưu ý khi mua cổ phiếu (24/03/2013)

>   25/03: Bản tin đầu tuần (25/03/2013)

>   Bắt 2 cựu nhân viên Chứng khoán SME (23/03/2013)

>   Quỹ hưu trí tự nguyện: Nhiều quy định còn… mập mờ (23/03/2013)

>   Vỡ mộng công ty tài chính (23/03/2013)

>   ITA: Thay đổi số lượng cổ phiếu đang lưu hành (22/03/2013)

>   BBC: Chuyển ngày GDKHQ dự ĐHĐCĐ thường niên 2013 sang 29/03 (22/03/2013)

>   RAL: 03/04 GDKHQ dự ĐHĐCĐ thường niên 2013 và nhận cổ tức tiền mặt 15% (22/03/2013)

>   PGD: Hủy ngày chốt danh sách cổ đông dự ĐHĐCĐ thường niên 2013 (22/03/2013)

>   Thị trường biến động mạnh, giao dịch trong phiên “lên ngôi” (22/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật