Thứ Tư, 20/03/2013 13:31

DN dệt may cần kiên định mục tiêu xuất khẩu

Năm 2013, dự báo thị trường xuất khẩu vẫn có nhiều bất ổn, bởi một số nước lớn đều dự báo tăng trưởng không khả quan hơn so với năm 2012. Vì vậy, thị trường và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa năm 2013 chưa có gì hơn hẳn các năm trước.

Dệt may là nhóm hàng có kim ngạch XK đứng đầu nền kinh tế.

Theo ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), để mục tiêu xuất khẩu không bị ảnh hưởng thì thay vì ngồi chờ các nhà thương mại, nhà nhập khẩu truyền thống, doanh nghiệp phải trực tiếp tìm gặp những khách hàng mới, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, trong đó quan tâm nhiều hơn tới các khách hàng Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... để có thể bù đắp khoảng thiếu hụt ở các thị trường khác. Cùng với đó, doanh nghiệp dệt may cần phải quan tâm nhiều về phương diện thị trường, nguồn hàng khách hàng và khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Ông Lê Tiến Trường cho biết: Thị trường xuất khẩu vẫn không tránh khỏi khó khăn, chi phí đầu vào cho sản xuất tiếp tục phát sinh, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013. Đây là một thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương án phân bổ năng lực sản xuất phù hợp. Đồng thời tiếp tục cắt giảm mọi chi phí tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nâng cao năng suất để giảm giá thành và tăng thu nhập cho người lao động. Vì thế các doanh nghiệp cần tích cực chú trọng đến việc cải thiện năng suất lao động, nghiên cứu đầu tư cho mô hình sản xuất hàng FOB, đẩy mạnh mô hình trao đổi liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành để cùng nhau vượt qua khủng hoảng.

Theo ông Trường, năm 2013 tiếp tục là một năm đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải kiên định trong chiến lược đã thực hiện suốt 10 năm qua. Đó là chiến lược cạnh tranh dài hạn đúng đắn, luôn lựa chọn mặt hàng có kỹ thuật cao, linh hoạt trong các đơn hàng vừa và nhỏ, xác định thị trường ngách để đi. Chiến lược này đã được kiểm định trong năm 2010 - 2012, trong khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng.

Theo đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục củng cố vị thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, sản xuất những mặt hàng có yêu cầu cao về kỹ thuật, có chất lượng khá và cao, đồng thời tận dụng khả năng linh hoạt trong việc đáp ứng đơn hàng quy mô nhỏ và vừa với thời gian giao hàng tương đối gấp để hình thành nên những đặc thù thị trường ngách dệt may trong thời gian tới. Nếu các doanh nghiệp trong ngành áp dụng triệt để các giải pháp về quản trị doanh nghiệp, chăm lo tốt đời sống người lao động thì chắc chắn ngành Dệt may Việt Nam sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế để cán đích từ 19,5-20 tỷ USD, về trước kế hoạch Chính phủ giao hai năm và tiếp tục năm thứ năm liên tiếp dẫn đầu cả nước về xuất khẩu.

Uyên Hương

hải Quan

Các tin tức khác

>   Cạnh tranh giành nguyên liệu: Sự thật về tương lai ngành mía đường (20/03/2013)

>   Tăng thuế cá tra vào Mỹ: Sau thách thức là ngàn cơ hội (20/03/2013)

>   Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh (20/03/2013)

>   Ba rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (20/03/2013)

>   “Bộ trưởng Đinh La Thăng thất hứa với cử tri Đồng Nai” (20/03/2013)

>   Hạ thuế, giảm giá 100 triệu ôtô vẫn ế (20/03/2013)

>   Đối tác Singapore bán cổ phần sân gôn Sông Bé (20/03/2013)

>   Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc sẽ bị kiểm tra ethoxyquin (20/03/2013)

>   Hàng nghìn tỷ đồng trôi dạt xứ người (19/03/2013)

>   Hà Nội sắp có thêm khu phức hợp 1,9 tỷ đôla (19/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật