Thứ Sáu, 22/03/2013 16:23

Các chủ nợ thống nhất nguyên tắc cơ cấu lại tiền vay/tiền gửi tại SCB

Vừa qua, NHNN đã chủ trì cuộc họp với các tổ chức tín dụng chủ nợ của SCB để thống nhất nguyên tắc cơ cấu lại khoản tiền vay/ tiền gửi của các TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác của các TCTD này tại SCB.

* Quản lý Quỹ Hapaco kêu cứu về 500 tỷ đồng bị “ngâm” tại SCB

Theo báo cáo kết quả hợp nhất của 3 ngân hàng bao gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố, cơ quan này cho biết, trước thời điểm hợp nhất (01/01/2012), cả 3 ngân hàng trên đều gặp khó khăn về thanh khoản và phải cần tới sự hỗ trợ của NHNN thông qua khoản vay tái cấp vốn.

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNN, đến nay, sau một năm tái cơ cấu, SCB đã đạt được những bước tiến triển tích cực. Cụ thể, SCB đã cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thông qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế của SCB tăng 35.9% trong năm 2012 và tăng 7% trong hai tháng đầu năm 2013.

Nhờ vậy, SCB đã bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, chi trả bình thường đối với các khoản tiền gửi của nhân dân và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN.

Hiện nay, dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, SCB đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp cơ cấu lại tổng thể, bao gồm cả cơ cấu lại các khoản tiền vay/tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính nhận ủy thác của tổ chức tín dụng theo Kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2013- 2014 và Phương án cơ cấu lại nợ thị trường 2 đã được NHNN phê duyệt.

Vừa qua, NHNN cũng đã chủ trì cuộc họp với các tổ chức tín dụng chủ nợ của SCB để thống nhất nguyên tắc cơ cấu lại khoản tiền vay/ tiền gửi của các TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác của các TCTD này tại SCB.

Được biết, Ngân hàng TMCP Phương Tây - WesternBank (WEB) cũng có tiền gửi đã quá hạn tại SCB. Cụ thể, theo đề án hợp nhất mà WesternBank đã công bố, tiền gửi liên ngân hàng của ngân hàng này có 1,118 tỷ đồng đã quá hạn tại các ngân hàng Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa, Đại Tín và phải trích lập dự phòng 50%, tương đương 559 tỷ đồng.

Ngoài ra,  SCB còn dính đến khoản tiền gửi tiết kiện của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hapaco (IFM). Cụ thể, IFM đã gửi tiết kiệm tổng cộng khoảng 700 tỷ đồng kỳ hạn 6 tháng (đáo hạn vào tháng 2/2012) tại các chi nhánh của Ngân hàng Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất. Đến hết ngày 04/03/2013, SCB mới chỉ trả một phần tiền là 213.5 tỷ đồng, số dư nợ còn lại là 550.9 tỷ đồng. Trong giai đoạn 02/05/2012 - 04/03/2013, phía SCB dừng toàn bộ việc trả nợ cho IFM.

Minh Hằng (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   NHNN cam kết sẽ hạ lãi suất cho vay (22/03/2013)

>   VAMC sẽ mua nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách (22/03/2013)

>   “Hạ lãi suất mới giải quyết được các điểm nghẽn khác” (22/03/2013)

>   Có thể phải nói đến cụm từ “phá sản” (22/03/2013)

>   Đầu tư vào Lào: Thị trường nhỏ, tiềm năng lớn (22/03/2013)

>   Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Hiến kế xử lý nợ xấu (22/03/2013)

>   Ngân hàng nan giải việc phát mại nhà đất (22/03/2013)

>   HDBank dành 1,500 tỷ đồng cho vay lãi suất 11% (22/03/2013)

>   Nỗi lo hậu AMC (22/03/2013)

>   Ngân hàng thừa tiền, tín dụng vẫn tắc (22/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật