Thứ Năm, 07/02/2013 09:30

Tài sản “khủng” của PetroVietnam trên sàn chứng khoán: Bom tấn hay bom xịt?

PetroVietnam đang nắm cổ phần chi phối tại 14 tổng công ty, trong đó có đến 11 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tổng vốn điều lệ của các doanh nghiệp niêm yết này đã vượt con số 45 ngàn tỷ đồng với vốn hoá lên đến trên 130,000 tỷ đồng. Trong đó, phần sở hữu của PVN chiếm đa số, trên 33 ngàn tỷ đồng mệnh giá và theo thị giá là hơn 114 ngàn tỷ đồng.

Hiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PetroVietnam (PVN) vẫn đang trong quá trình phải thoái bớt vốn tại nhiều tổng công ty mà Tập đoàn này đang nắm quyền chi phối theo đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2012-2015 của Chính phủ. Riêng năm 2012, PVN chưa thực hiện thoái vốn nên tỷ lệ sở hữu của PVN tại các tổng công ty nay cơ bản không có nhiều thay đổi so với thời điểm công bố (xem bảng).

Những đại gia “bom tấn”

Đáng kể nhất là việc PVN nắm giữ đến 96.72% cổ phần của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (HOSE: GAS) từ sau khi đơn vị này này hoàn tất IPO cuối năm 2010, tương ứng với trên 18,328 tỷ đồng. Nếu xét theo vốn hóa, số tài sản có giá trị gần 86,144 tỷ đồng. Trong đề án tái cấu trúc PVN, Chính phủ không đề cập đến việc PVN phải thoái vốn ở GAS.

GAS có lợi thế gần như độc quyền cung cấp khí cho các doanh nghiệp trong cả nước nên lợi nhuận tăng trưởng đáng kể qua các năm. Năm 2011, một năm sau khi cổ phần hóa, tổng công ty lãi hơn 5,900 tỷ đồng. Năm 2012, dù chỉ vừa công bố BCTC công ty mẹ nhưng GAS đã lãi trước thuế đến 12,000 tỷ đồng và lãi sau thuế 9,901 tỷ đồng khiến nhà đầu tư choáng ngợp.

Do vừa cổ phần hóa xong năm 2011, nên đến năm 2012 GAS mới bắt đầu chia cổ tức. Theo đó, tổng công ty dự kiến tạm ứng cổ tức 2012 tỷ lệ 10% nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Nếu được chia, PVN sẽ nhận được số tiền lên đến hơn 1,830 tỷ đồng.

Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) thường được gọi với cái tên Đạm Phú Mỹ, được xem là con gà đẻ trứng vàng cho PVN khi kết quả kinh doanh hàng năm của DPM đều tăng trưởng mạnh, với hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2012, DPP lãi trước thuế khoảng 3,500 tỷ đồng và chia cổ tức 45%.

PVN đang nắm 61.17% trên tổng vốn điều lệ 3,800 tỷ đồng của DPM. Nhờ mức giá lên đến 45,000 đồng/cp DPM và giá trị tài sản mà PVN sở hữu lên đến 10,563 tỷ đồng, chỉ đứng sau GAS.

Trong giai đoạn 2008-2011, DPM là doanh nghiệp cổ phần chi trả cổ tức nhiều nhất trong tập đoàn với tỷ lệ cộng dồn qua các năm lên đến 95% bằng tiền, tức PVN được nhận cổ tức gần bằng tổng vốn góp tại DPM.

Theo đề án tái cấu trúc, Chính phủ yêu cầu PVN đến năm 2014 phải giảm vốn tại DPM còn 51%.

Với Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE: PVD), tỷ lệ sở hữu của PVN là 50.38% trên vốn điều lệ 2,105 tỷ đồng. Cũng như DPM, đây là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong tập đoàn. Lợi nhuận hàng năm đều có sự tăng trưởng mạnh, tỷ suất sinh lời hàng năm trên vốn chủ sở hữu đều vượt 18%. Năm 2012, PVD đặt chỉ tiêu lãi sau thuế 1,150 tỷ đồng nhưng 9 tháng đầu năm đã đạt 1,103 tỷ đồng, xấp xỉ kế hoạch đề ra. Cổ phiếu PVD phục hồi khá tốt theo xu hướng của thị trường những ngày đầu năm 2013, và hiện ở mức 43,000 đồng/cp đưa giá trị tài sản của PVN lên 4,560 tỷ đồng.

Từ năm 2007 trở lại đây, PVD nhiều lần phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và chào bán cho cổ đông hiện hữu, qua đó tăng vốn từ hơ 1,100 tỷ đồng lên 2,105 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, PVD có 4 lần chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên đến 78.5%.

Tại Tổng CTCP DV Kỹ Thuật Dầu Khí Việt Nam (HNX: PVS), PVN nắm 51.38% vốn tương đương 2,295 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Kết quả kinh doanh hàng năm của PVS có sự tăng trưởng tốt, nhiều lần vượt kế hoạch đề ra nên cổ tức PVS được xếp và thuộc loại cao trong tập đoàn với bình quân từ 15% - 20%/năm góp phần mang lại cho PVN lượng tiền mặt đáng kể.

Đại gia “bom xịt”

Trong khi đó, PVN sở hữu đến 78% cổ phần, tương đương 4,680 tỷ đồng tại Tổng CTCP Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVF), lớn thứ hai trên sàn sau GAS nhưng cổ tức PVN nhận được từ tổng công ty này lại đạt khá thấp qua các năm. Thống kê từ 2008 trở lại đây, PVF chỉ chia cổ tức 3 lần nhưng tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 5%/năm.

Những cổ phiếu thuộc ngành dầu khí như PTL, PGC, PXL, PXS, PVF, PVD, PVX… đồng, loạt tăng mạnh trong hai phiên trở lại đây. Một vài mã tăng kịch trần với dư mua áp đảo.

Năm 2012, với sự khó khăn của ngành tài chính-ngân hàng nên kết quả kinh doanh của PVF khá ảm đạm, chỉ đạt vài chục tỷ đồng mỗi quý hay thậm chí quý 2/2012 chỉ lãi tầm 2 tỷ đồng. Cũng trong năm qua, thị trường rộ lên thông tin PVF sẽ sáp nhập Ngân hàng Westernbank về với mình để danh chính ngôn thuận chuyển thành ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh hơn. Tuy nhiên, PVF nhiều lần phủ nhận thông tin này.

Nắm giữ 66.72% trên 2,326 tỷ đồng vốn điều lệ của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) nhưng giá trị mà PVN thu được từ tổng công ty này khá thấp. Dù có lợi nhuận nhưng nhiều năm liên tục PVT không hoàn thành chỉ tiêu đề ra nên việc trả cổ tức gần như không có. BCTC công ty mẹ năm 2012 vừa được PVT chỉ ghi nhận 48 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, mặc dù tăng mạnh so với năm trước nhưng vẫn rất thấp so với kế hoạch (84 tỷ đồng). Giá cổ phiếu PVT trên sàn chỉ còn khoảng 4,700 đồng/cp nên giá trị tài sản mà PVN cũng ngày càng teo tóp, chỉ đạt khoảng 745 tỷ đồng, chưa bằng ½ vốn góp.

Tình hình tại Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí (HNX: PVX) còn ảm đạm hơn nhiều khi năm 2011, PVX đặt kế hoạch lợi nhuận 1,246 tỷ đồng nhưng kết quả chỉ đạt 196 tỷ đồng. Qua năm 2012, PVX vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận hơn ngàn tỷ đồng nhưng sau 9 tháng tổng công ty này báo lỗ khủng hơn 482 tỷ đồng khiến không ít cổ đông và nhà đầu tư thất vọng. Do nắm đến 53.26% vốn của PVX, tức hơn 2,000 tỷ đồng nên khoản thiệt hại mà PVN gánh chịu là khá lớn. Từ năm 2008 đến nay, PVX có 3 lần chi trả cổ tức nhưng năm cao nhất chỉ đạt 10%, các năm còn lại đều đạt thấp.

Giá cổ phiếu PVX có lúc xuống chỉ còn 5,400 đồng/cp, hiện nay đã phục hồi lên 6,700 đồng/cp nhưng vẫn còn rất thấp. Giá trị tài sản của PVN tính theo vốn hóa của PVX chỉ là 1,427 tỷ đồng, trong khi tính theo mệnh giá là 2,130 tỷ đồng.

Vốn ít, cổ tức nhiều

Tại những thành viên có vốn điều lệ dưới 1,000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của PVN khá thấp so với các doanh nghiệp top trên. Cụ thể, PVN nắm 35.24% cổ phần tại Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HOSE: PET) (vốn 698 tỷ đồng); 33.36% cổ phần tại Tổng CTCP Dung dịch khoan & Hóa phẩm Dầu khí (HNX: PVC) (vốn 500 tỷ đồng) và 29% cổ phần tại Tổng CTCP Tư vấn Thiết kế Dầu khí (HNX: PVE) (vốn 250 tỷ đồng).

Trong số này, PET hoạt động khả quan nhất nhờ mảng phân phối các sản phẩm điện tử và thoại di động của các hãng danh tiếng trên thế giới. Kết quả kinh doanh hàng năm của PET đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. PVC và PVE cũng có lợi nhuận khá tốt qua các năm. Riêng năm 2012 tình hình có phần ảm đạm. PVE đặt chỉ tiêu lãi ròng 71.75 tỷ đồng nhưng 9 tháng đầu năm lãi chưa đến 14 tỷ đồng. Cuối năm 2012, PVE thông qua việc giảm chỉ tiêu kinh doanh xuống chỉ còn vỏn vẹn 18.26 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu.

Từ năm 2007, PET có những đợt tăng vốn thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và các đối tượng khác. Vốn điều lệ của PET đã tăng hơn gấp đôi so với ban đầu, từ 255 tỷ đồng lên lên hơn 698 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, PET có 5 lần chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ hơn 60%. Trong khi đó, PVC và PVE dù kinh doanh không khả quan nhưng cổ tức tức hàng năm vẫn được chi trả đều đặn cho cổ đông với tỷ lệ bình quân khoảng 10%/năm.

Viết Vinh (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   HAI: Giải trình kết quả kinh doanh hợp nhất Q1/2013 (năm tài chính 01/10/2012 đến 30/09/2013) (07/02/2013)

>   SII: Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ bất thường năm 2013 (07/02/2013)

>   ĐHCĐ năm 2013: Tiết kiệm là trên hết (07/02/2013)

>   Lộ diện những yếu tố đột biến tại DN (07/02/2013)

>   VOS: Bất ngờ lãi khủng trong quý 4/2012 (06/02/2013)

>   TIX: BCTC HN Q1-2013 (06/02/2013)

>   Trò chuyện đầu xuân cùng Chủ tịch Thuduc House (13/02/2013)

>   KDH: BCTC HN Q4-2012 (06/02/2013)

>   IJC: BCTC Q4-2012 (06/02/2013)

>   IJC: BCTC HN Q4-2012 (06/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật