Thứ Bảy, 02/02/2013 14:34

Cơ hội mới cho CTCK

 Việc một số công ty quản lý quỹ chuẩn bị đưa quỹ đầu tư trái phiếu dạng mở vào hoạt động đang mang lại cơ hội kiếm tiền mới cho khối CTCK. Tuy nhiên, cơ hội này sẽ không chia đều cho các CTCK.

3 CTCK đầu tiên phân phối chứng chỉ quỹ

Hai quỹ mở đầu tiên trên TTCK Việt Nam chuyên đầu tư vào trái phiếu, do CTCP Quản lý quỹ VinaWealth (VinaWealth) và CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital) thành lập, đang rốt ráo triển khai các bước phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng (IPO).

VinaWealth chọn CTCK Sài Gòn (SSI) là đại lý phân phối duy nhất trong đợt phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF); còn MB Capital chọn CTCK MB và CTCK Nhật Bản là các đại lý phân phối chứng chỉ Quỹ đầu tư trái phiếu MB Capital Việt Nam.

Như vậy, ngoài VinaWealth và MB Capital với tư cách là các đơn vị phát hành và trực tiếp tham gia vào quá trình phân phối chứng chỉ quỹ, các CTCK có vai trò quan trọng trong các đợt IPO của hai quỹ đầu tư trái phiếu. Với vai trò là đại lý phân phối, các CTCK không chỉ đơn thuần tham gia bán chứng chỉ quỹ, mà còn thực hiện nhiều công đoạn để hỗ trợ cho mục tiêu chính này. Bước đầu tiên là nỗ lực tiếp cận NĐT thông qua nhiều kênh. Một trong những cách mà SSI thực hiện là ngày 30/1, Công ty gửi thư điện tử tiếp thị sản phẩm VFF tới NĐT mở tài khoản tại SSI.

VinaWealth chọn SSI là đại lý phân phối phát hành chứng chỉ quỹ VFF

Tùy chính sách của các công ty quản lý quỹ mà khi tham gia các đợt phân phối chứng chỉ quỹ, CTCK ngoài việc nhận được phí hoa hồng, còn có cơ hội nhận thêm phí tạo lập NĐT, phí thưởng cho đại lý phân phối… Với các CTCK lớn, cơ hội kiếm tiền từ các khoản phí này có thể không đáng kể, nhưng về dài hạn, họ có nhiều lợi thế trong hợp tác với công ty quản lý quỹ để triển khai các hoạt động đầu tư, mở rộng mạng lưới khách hàng, cũng như phát triển các dịch vụ gia tăng khác theo yêu cầu của đối tác.

Ngoài hai quỹ đầu tư trái phiếu dạng mở đầu tiên đang rốt ráo chuẩn bị IPO, thì chuyển động từ thị trường cho thấy, các công ty quản lý quỹ khác đang tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của các quỹ mở trong năm nay. Trong đó, đáng chú ý là CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) chuẩn bị cho sự ra đời của quỹ đầu tư trái phiếu, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi các quỹ đóng VFA và VF1 thành quỹ mở.

Sự ra đời của các quỹ đầu tư trái phiếu dạng mở và xu hướng hình thành quỹ mở trong các năm tới sẽ mang lại cơ hội kiếm tiền mới cho các CTCK. Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc Khối phát triển khách hàng tổ chức của SSI, các CTCK lớn, uy tín, năng lực tài chính mạnh và ổn định có nhiều cơ hội hơn. Các CTCK này thường đáp ứng được nhiều đòi hỏi của các công ty quản lý quỹ khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đại lý phân phối chứng chỉ quỹ như: có đội ngũ nhân lực giỏi và giàu kinh nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống dự phòng đáng tin cậy, đảm bảo cung cấp dịch vụ ổn định…

Dấu hiệu cạnh tranh

Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống quỹ mở, các CTCK lớn đang có ưu thế cạnh tranh so với các CTCK có quy mô trung bình và nhỏ trong “trúng thầu” cung cấp dịch vụ đại lý phân phối chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi khi hệ thống quỹ mở phát triển đa dạng, sôi động hơn trong thời gian tới, bởi ngay ở thời điểm hiện tại, nhiều CTCK quan tâm tới việc cung cấp dịch vụ cho quỹ mở.

Tại buổi roadshow Quỹ VFF tại Hà Nội mới đây, ĐTCK ghi nhận có khá nhiều đại diện CTCK quy mô vừa và nhỏ tham gia. Họ tham dự buổi roadshow không phải vì tìm kiếm cơ hội đầu tư qua kênh trái phiếu, mà mục đích chính là học hỏi cách thức CTCK cung cấp dịch vụ nói chung, dịch vụ đại lý phân phối chứng chỉ quỹ nói riêng cho các công ty quản lý quỹ, để tìm kiếm cơ hội phát triển mới khi quỹ mở được dự báo sẽ phát triển sôi động trong vài năm tới.

“Trong bối cảnh dư địa phát triển cho các CTCK ngày càng bị thu hẹp, do nhiều quy định pháp lý mới siết chặt hơn điều kiện hoạt động của các CTCK, thì hệ thống quỹ mở phát triển trong thời gian tới sẽ mang lại cơ hội mới cho các CTCK. Bởi vậy, đây là thời điểm thích hợp để nghiên cứu, chuẩn bị các tiền đề cho việc sẵn sàng cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển của hệ thống quỹ mở”, giám đốc môi giới một CTCK nói.

Hữu Đạo

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   HOSE xác nhận sự cố bảng điện tử sáng 01/02 (01/02/2013)

>   Tháng 1/2013 cấp thêm 32 mã số giao dịch nhà đầu tư nước ngoài (01/02/2013)

>   Cổ phiếu bất động sản: bên bứt phá, bên lình xình (01/02/2013)

>   TS.Võ Trí Thành: Tránh rủi ro bằng đầu tư thông minh (01/02/2013)

>   VTO: 20/02 GDKHQ dự ĐHĐCĐ thường niên 2013 (01/02/2013)

>   Biết lượng sức, đầu tư vẫn có lời (01/02/2013)

>   01/02: Bản tin 20 giờ qua (01/02/2013)

>   Chứng khoán Bản Việt: Có thể dùng chứng chỉ lưu ký thay vì nới room khối ngoại (31/01/2013)

>   MBS tổ chức hội thảo MBS’S Talk 1 - Cơ hội đầu tư 2013 (31/01/2013)

>   SCIC đang có đến 38,000 tỷ đồng giá trị cp VNM (31/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật