Thứ Ba, 26/02/2013 21:10

Châu Âu: Thắt lưng buộc bụng không còn là "thuốc màu"

Trước tình trạng châu Âu lâm vào nguy cơ suy thoái kéo dài, hai quốc gia Italia và Pháp đã dần từ bỏ các biện pháp thắt chặt tài chính.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Olli Rehn ngày 22/2, nhấn mạnh Italy không cần phải áp dụng thêm các biện pháp "thắt lưng buộc bụng".

Phát biểu của ông Olli Rehn được đưa ra ngay sau khi EC công bố dự báo kinh tế mùa Đông của mình. Trong báo cáo, EC cho rằng mặc dù đã có những tín hiệu khích lệ đối với các mục tiêu ngân sách của Italy, nhưng tình hình kinh tế vốn đang suy thoái của nước này vẫn là "một bức tranh ảm đạm".

Báo cáo viết: "Vào cuối năm 2013, mức nợ công của Italy dự kiến sẽ tăng lên mức đỉnh 128,1% GDP và sẽ giảm vào năm 2014 nhờ thặng dư thương mại cơ bản khá lớn cũng như nền kinh tế phục hồi trở lại".

Pháp tập trung giảm thâm hụt ngân sách

Nhưng EC đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2013 cho Italy, đồng thời cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại nước này có thể tiếp tục tăng trong năm 2014. Báo cáo EC cho rằng GDP của Italy sẽ giảm 1% trong năm nay so với mức dự báo sụt giảm 0,5% được đưa ra hồi tháng 11/2012. Vào năm 2014, GDP thực của Italy dự kiến sẽ tăng trở lại ở mức khoảng 0,8%.

Cũng theo báo cáo của EC, tỷ lệ thất nghiệp ở Italy sẽ tăng từ 10,6% lên 11,6% trong năm 2013, và sau đó tiếp tục tăng lên 12% vào năm 2014, mặc dù lúc đó tình trạng suy thoái kinh tế ở Italy có lẽ đã kết thúc.

Trong khi đó, phát biểu tại Triển lãm Nông nghiệp Paris cuối tuần qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định trong năm nay, Pháp sẽ không đưa ra thêm biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nào nữa, mà sẽ tập trung vào kế hoạch cắt giảm chi tiêu năm 2014 để đưa thâm hụt ngân sách năm này về mức tương đương 3% GDP.

Kinh tế của toàn khu vực châu Âu đi xuống đã buộc Pháp phải hoãn lại mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP trong năm nay và không muốn áp dụng thêm các biện pháp khắc khổ giữa lúc nền kinh tế cận kề suy thoái.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho biết Pháp sẽ đề nghị các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) và Ủy ban châu Âu (EC) gia hạn thêm 1 năm để thực hiện mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách xuống dưới mức giới hạn 3% GDP theo quy định của khối này, và cam kết sẽ nhanh chóng soạn thảo các biện pháp tiết kiệm mới. Ông Hollande cho biết Paris đã đưa thâm hụt ngân sách từ mức tương đương 5,2% GDP ở thời điểm cuối năm 2011 xuống 4,5% GDP năm 2012. EC ước tính con số này của Pháp năm 2013 vào khoảng 3,7% GDP.

Tóm lại, mặc dù chưa đạt được mức thâm hụt 3% GDP, nhưng như ông Hollande nói "Pháp đang đi đúng hướng. Cả cơ quan kiểm toán quốc gia Pháp và EC đều công nhận điều này".

Nguy cơ thất nghiệp tăng

Tổng thống Hollande khẳng định Pháp sẽ tiếp tục nỗ lực và thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư công và tập trung vào kiến tạo việc làm cho thanh niên. Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở một số nước lên tới trên 50%, con số này ở Pháp là 25% và có nguy cơ tăng mạnh.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kéo dài trong suốt cả năm 2013 với tỷ lệ thất nghiệp lên tới hơn 20 triệu người, tương đương 12,2%, cao hơn mức 11,4% trong năm ngoái.

Trong dự báo kinh tế mới nhất được công bố ngày 22/2, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra cảnh báo nói trên, đồng thời cho rằng sản lượng kinh tế của 17 nước thành viên khu vực đồng tiền chung này trong năm nay sẽ giảm 0,3%, sau khi đã giảm 0,6% trong năm trước đó.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc khu vực đang chìm ngập trong nợ công này sẽ có thêm hàng triệu người nữa bị mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ lập kỷ lục vào cuối năm nay.

Tăng trưởng kinh tế chỉ quay lại với lục địa già vào năm 2014, với mức tăng 1,4%. Tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng tiếp tục kéo dài tại nhiều nước thành viên khác, trong đó có Tây Ban Nha, quốc gia dưới sự chèo lái của Thủ tướng Mariano Rajoy đã tránh được nguy cơ phá sản trong năm 2012, song mức thâm hụt ngân sách lên tới 10,2% và tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Trong toàn bộ 27 nước thành viên EU chỉ có Ba Lan và Anh sẽ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong năm nay và 1,6% vào năm 2014. Hai quốc gia không tham gia Eurozone này cũng đối phó với tình trạng thất nghiệp thấp hơn.

Thu Trang

Thời báo kinh doanh

Các tin tức khác

>   Kinh tế Hy Lạp có thể tăng trưởng trở lại năm 2014 (26/02/2013)

>   Nỗi buồn Bắc Á (26/02/2013)

>   EU dành cho Ukraine gói tài chính 610 triệu USD (26/02/2013)

>   Trung Quốc hoàn tất việc thâu tóm tập đoàn Canada (26/02/2013)

>   Giới chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ tiếp tục ảm đạm (26/02/2013)

>   Mỹ: Tiếp diễn thế giằng co về cắt giảm ngân sách (26/02/2013)

>   Tại sao khủng hoảng euro chưa dứt? (26/02/2013)

>   Kinh tế Malaysia dự kiến tăng trưởng 5,5% năm 2013 (25/02/2013)

>   Ấn Độ cho phép tư nhân tham gia lĩnh vực ngân hàng (25/02/2013)

>   Các ngân hàng theo đuổi biện pháp nới lỏng tiền tệ (25/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật