Vietnam Airlines: Cổ phần hóa trong năm 2013, thoái vốn tại Techcombank, BMI, HBS
Theo Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, được cổ phần hóa trong năm nay (2013).
* Vietnam Airlines đã chọn nhà tư vấn IPO?
* Bí ẩn chuyển động quyền lực tại Techcombank
Với Đề án này, các đơn vị phụ thuộc của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm: Đoàn bay 919; Đoàn tiếp viên; Trung tâm khai thác Nội Bài; Trung tâm khai thác Tân Sơn Nhất; Công ty Bay dịch vụ Hàng không (VASCO); Các Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước; Trung tâm Huấn luyện bay; Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và Đào tạo nghề hàng không; Tạp chí Heritage.
Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam là vận chuyển hàng không đối với hàng khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư; hoạt động hàng không chung, bay phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, vật tư, phụ tùng tàu bay, trang thiết bị kỹ thuật khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không; cung ứng dịch vụ kỹ thuật cho các hãng hàng không trong nước và nước ngoài; xuất nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, trang thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) theo quy định của Nhà nước.
Phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên
Theo Đề án, Tổng công ty Hàng không Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay (VAECO).
Tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của 8 công ty gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Giao nhận hàng hoá thành phố Hồ Chí Minh (VINAKO); Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ giao nhận hàng hoá Tân Sơn Nhất TECS); Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA); Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS); Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Nội Bài (NCTS); Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO); Công ty cổ phần Tin học và Viễn thông hàng không (AITS); Công ty cổ phần Đào tạo bay Việt (VFT).
4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu hàng không (VINAPCO); Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài (NIAGS); Xí nghiệp Thương mại mặt đất Đà Nẵng (DIAGS); Xí nghiệp Thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS).
Công ty Liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất; Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất (TCS) được chuyển thành công ty cổ phần, Tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ của 11 doanh nghiệp, gồm: Hãng Hàng không Cambodia Angkor Air; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không (AIRIMEX); Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO); Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và Dịch vụ hàng không (AEC); Công ty cổ phần Cung ứng Xuất nhập khẩu lao động hàng không (ALSIMEXCO); Công ty cổ phần In hàng không (AVIPRINT); Công ty cổ phần Cho thuê máy bay Việt Nam (VALC); Công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không (VNI); Công ty cổ phần Công trình hàng không (AVICON); Công ty cổ phần Vận tải ô tô hàng không; Công ty Phân phối toàn cầu ABACUS Việt Nam.
Thoái vốn tại 10 doanh nghiệp
Tổng công ty Hàng không Việt Nam hoàn thành thoái toàn bộ vốn trong giai đoạn 2012 - 2015 tại 10 doanh nghiệp: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank); Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (BMI); Công ty cổ phần Chứng khoán Hoà Bình (HBS); Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không (APLACO); Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không (AIRSERCO); Công ty cổ phần Đầu tư hàng không; Công ty cổ phần Giao nhận kho vận hàng không (ALS); Công ty cổ phần Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT); Công ty cổ phần Khách sạn hàng không (AHJSC); Cổ phiếu France Telecom.
Thanh Giang
chính phủ
|