Thứ Sáu, 25/01/2013 14:36

Vì sao UBGSTCQG chưa giám sát được thị trường?

Theo TS. Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban thì, nguyên nhân của hạn chế đó là do “Ủy ban có điều kiện tiếp cận thông tin và theo dõi dòng tiền trên toàn thị trường tài chính bao gồm cả ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, nhưng Ủy ban lại không có đủ điều kiện pháp lý và điều kiện để thực thi một cách đầy đủ chức năng của một cơ quan giám sát. Bởi vậy lợi thế của Ủy ban không được phát huy”.

Tháng 3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong việc điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) và giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính; đặc biệt là phát hiện những vấn đề cần cảnh báo, qua đó giúp Thủ tướng điều phối chính sách quản lý tài chính nói riêng và kinh tế nói chung.

Mặc dù mới có mặt trên thị trường tài chính tiền tệ được 5 năm, đúng thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, và 5 năm hoạt động của Ủy ban nằm trọn trong chuỗi thời gian suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng có thể nói, ngay từ khi mới ra đời, Ủy ban đã có những đánh giá làm “giật mình” cả cơ quan quản lý và thị trường với những thông tin và khuyến nghị khá chính xác.

Tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ và Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Ủy ban đã có những báo cáo, nghiên cứu đánh giá nhận định tình hình, dự báo và tham mưu, tư vấn các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Khi thị trường có những yếu tố phát sinh bất thường, Ủy ban đã kịp có những báo cáo đột xuất với những nhận định và đề xuất các phản ứng chính sách.

Những thông tin, đề xuất của Ủy ban đã được thị trường tin tưởng hơn vì vai trò khách quan của Ủy ban. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi mà thị trường tài chính đã và đang phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới, đa dạng về loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính và ngày càng phức tạp do hoạt động đan xen giữa các định chế tài chính.

Có thể nói, những đóng góp tích cực của Ủy ban trong 5 năm qua đã khẳng định vị thế của mình, chứng minh quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban là đúng đắn. Tuy nhiên, những biến cố trên thị trường vừa qua đã chứng tỏ thị trường tài chính Việt Nam là thị trường dễ bị tổn thương, các luồng vốn và dòng tiền di chuyển thiếu minh bạch.

Nguyên nhân là do thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể điều tiết hệ thống tài chính, công cụ quản lý rủi ro còn hạn chế... Điều này càng đặc biệt quan trọng khi mà quy mô thị trường tài chính của Việt Nam rất lớn với 130 TCTD, bao gồm 9.665 chi nhánh ngân hàng. Trong đó có NHTM Nhà nước (4 ngân hàng đã cổ phần hóa), 34 NHTMCP, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và 1.202 quỹ tín dụng nhân dân; 105 công ty chứng khoán, 47 quỹ đầu tư, 43 công ty bảo hiểm hơn 10 công ty môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm.

“Như vậy, thị trường tài chính Việt Nam rất phức tạp, có cả ngân hàng, TCTD, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, hình thành nên những tập đoàn tài chính. Có những NHTM có cả công ty chứng khoán, bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm nhưng lại có cả ngân hàng trực thuộc”, ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBGSTCQG cho biết. Và ông Quốc Anh cũng thừa nhận, thực tế có sự thao túng thị trường, đầu tư chéo, sở hữu chéo, dẫn đến rủi ro chéo… nhưng Uỷ ban mới chỉ dừng ở mức tham mưu và tư vấn mà chưa làm được hết chức năng giám sát của mình.

Theo TS.Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban thì, nguyên nhân của hạn chế đó là do “Ủy ban có điều kiện tiếp cận thông tin và theo dõi dòng tiền trên toàn thị trường tài chính bao gồm cả ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, nhưng Ủy ban lại không có đủ điều kiện pháp lý và điều kiện để thực thi một cách đầy đủ chức năng của một cơ quan giám sát. Bởi vậy lợi thế của Ủy ban không được phát huy”.

Ông Nguyễn Văn Khách - Phó Chủ tịch Ủy ban cho biết thêm, một nguyên nhân quan trọng nữa là thiếu nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Ủy ban còn gặp khó khăn trong cả việc thu thập thông tin từ các bộ ngành.

Để làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao, ông Ngoạn cho biết, Ủy ban đã chủ động xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính, phương pháp đánh giá nhận diện rủi ro và ngưỡng cảnh báo an toàn vĩ mô. Với hệ thống chỉ tiêu này sẽ phát hiện sớm và ngăn ngừa rủi ro gây bất ổn định cho hệ thống. Và UBGSTCQG đề nghị cần có một Nghị định để Ủy ban có đầy đủ điều kiện pháp lý.

Vai trò của UBGSTCQG là giúp lãnh đạo Chính phủ ra những quyết định điều hành chuẩn xác và trực tiếp giám sát thị trường. Vì thế Ủy ban cần được nâng cấp địa vị pháp lý. Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý về nguyên tắc đối với vấn đề này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh


Tri Nhân

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Thị trường vàng: Ghìm cương con ngựa bất kham (25/01/2013)

>   “Xử” nợ xấu để tăng tín dụng (25/01/2013)

>   Phát rồ vì ATM! (25/01/2013)

>   Nghị định thanh toán bằng tiền mặt: Chặn được rửa tiền, trốn thuế? (25/01/2013)

>   Ngân hàng Nhà nước ưu tiên bán vàng trước 30/6 (25/01/2013)

>   Nợ xấu của 4 “ông lớn” ngân hàng là hơn 46.600 tỷ đồng (25/01/2013)

>   ACB 'thoát' nợ vàng (24/01/2013)

>   Đổi tiền lẻ, tiền mới: Hốt bạc! (24/01/2013)

>   “Vụ bắt ông Tân làm ảnh hưởng danh dự của Agribank…” (24/01/2013)

>   Nợ xấu bất động sản: Ngân hàng nào sai? (24/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật