Thứ Bảy, 12/01/2013 09:53

Trảm nợ, đưa vốn ra thị trường

Nhiệm vụ nặng nề nhất của ngành ngân hàng năm 2013 là giải quyết nợ xấu, đưa vốn ra nền kinh tế. Tuy tỷ lệ nợ xấu đang giảm mạnh, song nhiều chuyên gia cho rằng, khối nợ xấu chưa có nguồn xử lý vẫn lên tới gần 90.000 tỷ đồng.

Nợ xấu, tín dụng: trọng tâm của ngành ngân hàng năm 2013

Giữa tuần qua, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, năm nay, ngành ngân hàng phải tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận được tín dụng để tăng trưởng.

Đây cũng là mục tiêu mà ngành ngân hàng đặt ra trong năm 2013. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình khẳng định, năm 2013, NHNN sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 khoảng 12%, nhưng linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến và tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích, tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Khác với năm trước, vấn đề giảm lãi suất trong năm 2013 không được NHNN đề cập nhiều.

Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Tareq Muhmood, Tổng giám đốc Ngân hàng ANZ Việt Nam nhận định, khó có hy vọng lãi suất giảm thêm trong 12 tháng tới, bởi năm 2012, lãi suất đã giảm khá mạnh, tiền đồng đã trở nên hấp dẫn hơn.

Nhiều ngân hàng cũng cho rằng, vướng mắc lớn nhất với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn hiện nay không chỉ là lãi suất, mà còn vì nợ xấu. Vì vậy, để tín dụng có thể tăng trưởng, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng phải đẩy mạnh xử lý nợ xấu, gắn với tái cơ cấu ngân hàng.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, lực lượng chính để xử lý nợ xấu là các ngân hàng thương mại, Chính phủ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, ngân sách không dùng để xử lý nợ xấu. Các ngân hàng phải phân loại các khoản nợ để xử lý. Theo đó, chỉ một số ít khoản nợ có thể đưa về Công ty Quản lý tài sản. Những khoản còn lại, các ngân hàng phải dùng trích lập dự phòng rủi ro, hoặc bán tài sản thế chấp đi để xử lý.

90.000 tỷ đồng nợ xấu chưa có lối ra

Theo NHNN, năm 2013, ngành ngân hàng sẽ tập trung triển khai Đề án Xử lý nợ xấu và Đề án Thành lập Công ty Quản lý tài sản. Tuy nhiên, đến nay, cả hai đề án này vẫn chưa được thông qua.

Số liệu của NHNN cho thấy, nợï xấu có xu hướng tăng chậm trở lại, từ mức tăng phổ biến trên 8%/tháng (quý I/2012) xuống còn bình quân 2%/tháng (từ tháng 6/2012 đến nay). Nợ xấu mà các tổ chức tín dụng xử lý ước đạt 45.000 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 đạt 78.600 tỷ đồng (tương đương 58,31% nợ xấu). Những số liệu này của NHNN hàm ý, nợ xấu hiện chỉ 140.000 - 150.000 tỷ đồng, giảm khá nhiều so với con số trên 200.000 tỷ đồng nợ xấu mà NHNN công bố thời điểm đầu năm 2012.

Dù vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, số liệu nợ xấu mà NHNN công bố chưa thật chuẩn. Trên thực tế, nợ xấu có thể cao hơn. Cụ thể, tại thời điểm 30/9/2012, báo cáo của cơ quan thanh tra giám sát (NHNN), nợ xấu là 8,82%, nhưng theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nợ xấu là gần 12%, còn theo số liệu của các tổ chức quốc tế, thì lên tới 13%.

TS. Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), kiêm Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ BIDV tính toán, nếu tính nợ xấu khoảng 10%, thì nợ xấu đến thời điểm 30/9/2012 là 290.000 tỷ đồng. Số nợ xấu này sau khi sử dụng hết các nguồn dự phòng rủi ro và tài sản thế chấp, vẫn còn tới 89.042 tỷ đồng.

Hà Tâm

đầu tư

Các tin tức khác

>   Cứu doanh nghiệp không thể chỉ giảm lãi suất (12/01/2013)

>   Trục lợi từ chứng thư bảo lãnh (11/01/2013)

>   Tết này không in thêm tiền 500 đồng (11/01/2013)

>   STB lần thứ 3 nhận giải thưởng về báo cáo thông tin tín dụng (11/01/2013)

>   “Ngân hàng Nhà nước không “siết” vàng trang sức!” (11/01/2013)

>   Agribank : Cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 320.075 tỷ đồng (11/01/2013)

>   Ngày 15/01, Trustbank tổ chức ĐHĐCĐ bàn kế hoạch tái cấu trúc tại Hội trường của Tập đoàn Thiên Thanh (11/01/2013)

>   Không áp trần, lãi suất cho vay vẫn có thể là 5-7% (11/01/2013)

>   “Siêu ngân hàng” (11/01/2013)

>   STB chính thức kinh doanh vàng miếng từ ngày 10/01 (10/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật