Thứ Sáu, 04/01/2013 13:29

Thị trường viễn thông: Ông lớn tiếp tục bao sân

Năm 2013, cạnh tranh trên thị trường viễn thông sẽ giảm đi khi một số nhà mạng nhỏ tiếp tục bị “khai tử”, nhường sân chơi cho các “đại gia”.

Năm 2012 đánh dấu một năm chật vật với các nhà mạng nhỏ trên thị trường viễn thông Việt Nam. Theo đó, Tập đoàn Vimpelcom “bỏ chạy” khỏi thị trường, bán rẻ cổ phần trong mạng Beeline chỉ với 45 triệu USD cho GTel. S-Fone lao dốc không phanh, thiếu tiền vận hành và trả tiền thuê đặt trạm thu phát sóng, nên phải thu hẹp mạng lưới, chấm dứt hợp đồng với hàng loạt nhân viên. Đông Dương Telecom bị Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ di động ảo, chính thức rời cuộc chơi trên thị trường di động…

Các chuyên gia dự báo, năm 2013, tiếp nối xu thế trên, một số nhà mạng nhỏ sẽ tiếp tục bị “khai tử”, nhường sân chơi cho các “đại gia”. Điều này làm cho sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông, vốn chưa thực sự quyết liệt, sẽ giảm thêm và thị trường đối diện với nguy cơ trở lại thời kỳ độc quyền.

Theo ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện có đến 95% doanh nghiệp viễn thông là của Nhà nước. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp này giống như anh em trong gia đình vừa được cha mẹ cho ra ở riêng, nên chưa thực sự cạnh tranh quyết liệt.

Đồng quan điểm, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, dù thị trường viễn thông có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối. Do quản lý của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, nên hiệu quả hoạt động của thị trường chưa cao, một số doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường như EVN Telecom, Vimpelcom...

Theo ông Thắng, để thị trường viễn thông không vận hành theo xu thế xấu đi, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất nhiều phương án xử lý, như rút giấy phép của những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, sáp nhập những doanh nghiệp hoạt động yếu, cổ phẩn hóa doanh nghiệp, từ đó hình thành thị trường cạnh tranh với ít nhất 3 doanh nghiệp.

Theo Quy hoạch Phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ được cơ cấu lại nhằm đảm bảo chỉ có 3-4 doanh nghiệp có tiềm lực mạnh. Như vậy, dù sáp nhập hay giữ nguyên VinaPhone và MobilFone, hoặc cổ phần hóa MobilFone, thì phần lớn “miếng bánh” viễn thông vẫn nằm trong tay các nhà mạng lớn, có cổ phần của Nhà nước. Khi đó, những nhà mạng nhỏ sẽ rất khó tồn tại, thậm chí có thể bị mua bán, sáp nhập như EVN Telecom hay Beeline.

Hữu Tuấn

đầu tư

Các tin tức khác

>   Dệt may kỳ vọng tăng trưởng tốt (04/01/2013)

>   “Bảo lưu” tạm nhập tái xuất mặt hàng đường (04/01/2013)

>   Điểm nghẽn hàng tồn kho (04/01/2013)

>   Cước vận tải nhấp nhổm tăng (04/01/2013)

>   Doanh nghiệp trong nước cũng chuyển giá (04/01/2013)

>   Quý I, sẽ có Quy chế giám sát tài chính DNNN (04/01/2013)

>   Air Mekong thành con nợ (04/01/2013)

>   Mô hình mua theo nhóm liệu sẽ “chìm” dần? (04/01/2013)

>   Tôm Việt Nam không được trợ giá (04/01/2013)

>   DN thủy sản “sợ” ký hợp đồng xuất khẩu lớn (04/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật