Thứ Bảy, 19/01/2013 16:09

Sự thật về khủng hoảng tài chính toàn cầu và vai trò của Fed

Biên bản các cuộc họp chính sách năm 2007 vừa được công bố hôm 18/01 cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đánh giá quá thấp nguy cơ bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Chủ tịch Fed Ben Bernanke (trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner (phải)

Theo các tài liệu này, Chủ tịch Fed Ben Bernanke đã chần chừ trong việc xóa dịu tâm lý hoang mang trên các thị trường. Tháng 12 năm đó, ông cho biết các tổ chức tài chính lớn sẽ không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc sắp mất khả năng thanh toán.

Tương tự, các quan chức Fed cũng nhận thấy sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn và kết luận rằng nền kinh tế Mỹ có thể chịu đựng được tình trạng này.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác tại Mỹ đã phải cần đến tiền giải cứu của Chính phủ trong năm 2008.

Trong bối cảnh hầu hết các nhà cho vay lớn của nước này đều gánh chịu khoản thua lỗ hàng tỷ USD liên quan đến các khoản nợ thế chấp khi thị trường nhà ở Mỹ sụp đổ, các ngân hàng đầu tư như Bear Stearns đã phải nhờ tới nguồn vốn của Chính phủ trước khi bị bán tháo với giá rẻ trong khi Lehman Brothers rơi vào cảnh phá sản.

Năm 2008, Chính phủ Mỹ cũng đã phải giải cứu các tổ chức thế thấp liên bang như Fannie Mae và Freddie Mac.

Dù khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã bùng nổ do đà lao dốc của thị trường nhà ở nước này nhưng đã nhanh chóng lây lan khắp thế giới vì các khoản nợ thế chấp của Mỹ đã được đóng gói lại và bán cho các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác trên toàn cầu.

Đồng thời, tài liệu năm 2007 của Fed cũng cho thấy Bộ trưởng Tài chính hiện tại là Timothy Geithner đã đánh giá thấp cuộc khủng hoảng.

Vào tháng 8 năm đó, trên cương vị là Chủ tịch Cục Dự trữ bang New York, ông Geithner cho rằng: “Không hề có dấu hiệu nào cho thấy các tổ chức lớn đang đối mặt với áp lực về nguồn vốn”.

Trước đó vào tháng 10/2007, một thành viên khác của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - Janet Yellen - cho rằng kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng hạ cánh cứng.

Tuy nhiên trong năm 2007, Fed đã thực hiện một số biện pháp nhằm giải quyết các khó khăn của lĩnh vực tài chính, trong đó có 3 lần hạ lãi suất.

Cụ thể vào tháng 9/2007, Fed hạ lãi suất từ 5.25% xuống 4.75% và tiếp tục hạ lãi suất thêm 2 lần nữa vào cuối năm trước khi liên tục cắt giảm trong năm 2008.

Tháng 12/2007, bà Yellen cho biết nguy cơ xảy ra khủng hoảng tín dụng ngày càng tăng cao và khả năng nền kinh tế rơi vào suy thoái dường như đã trở thành sự thật.

Hiện lãi suất tại Mỹ đang dao động từ 0% - 0.25%, mức từng được thiết lập vào tháng 12/2008.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Nước Nhật cần lạm phát (19/01/2013)

>   Trung Quốc chấm dứt chuỗi tăng trưởng ì ạch (18/01/2013)

>   Kinh tế Nhật Bản sau "liều thuốc" mạnh (18/01/2013)

>   ADB phát hành trái phiếu toàn cầu trị giá 1,7 tỷ USD (18/01/2013)

>   Sony bán trụ sở ở đại lộ Madison giá 1,1 tỷ USD (18/01/2013)

>   Nhà Trắng được định giá bao nhiêu? (18/01/2013)

>   Tín hiệu vui từ eurozone (18/01/2013)

>   FED: Kinh tế Mỹ tăng tốc với các dấu hiệu lạc quan (17/01/2013)

>   Fitch: Kinh tế Đông Nam Á vẫn là điểm sáng (17/01/2013)

>   Đức hạ dự báo tăng trưởng năm 2013 xuống 0,4% (17/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật