Thứ Tư, 23/01/2013 09:26

Không có cơ chế mua nợ xấu ở VDB

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (OTC: VDB) - một đầu mối cho vay nợ lớn - lại chưa có cơ chế để Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) mua lại nợ xấu, dẫn đến những vướng mắc trong quá trình xử lý.

* Dòng chảy ngược VDB

Báo cáo về kết quả kinh doanh năm 2012 và kế hoạch năm 2013 hôm 21/1, DATC kiến nghị với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế mua nợ xấu của VDB, một ngân hàng chính sách hiện cũng do Bộ Tài chính quản lý.

Ở nhiều hội thảo trước đó trong năm 2012 về cơ chế xử lý nợ xấu tại các doanh nghiệp, DATC đã “kêu” rằng nhiều phương án đàm phán mua bán nợ của họ không thành do một doanh nghiệp khách nợ có thể nợ nhiều ngân hàng thương mại và VDB. DATC có thể đàm phán mua nợ với các ngân hàng nhưng không thể đàm phán mua nợ với VDB do nơi này chưa có cơ chế bán nợ xấu trong khi cơ chế phân loại nợ xấu cũng rất phức tạp.

Chính Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, sau khi hoàn tất quá trình thanh tra ở VDB cũng thừa nhận rằng nợ ở ngân hàng này là rất phức tạp vì công nợ do thực hiện cho vay theo chỉ định, nợ xấu thực hiện chính sách với nợ xấu từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh chồng chéo.

Tuy nhiên, thanh tra cũng chỉ ra rằng nợ xấu ở VDB là 12,57% tổng dư nợ tín dụng ở đây, cỡ khoảng 22.600 tỷ đồng. Rất nhiều khoản nợ xấu ở VDB thuộc về các doanh nghiệp Nhà nước - đối tượng mà DATC phải mua nợ và tái cơ cấu. Do vậy nếu không có phương án đàm phán mua nợ với VDB, một đầu mối cấp tín dụng lớn cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, phá sản thì việc đàm phán mua nợ, xử lý tài chính cũng đi vào ngõ cụt.

Đến thời điểm này, khi Công ty quản lý tài sản quốc gia chưa ra đời, DATC vẫn là đầu mối xử lý nợ xấu lớn nhất tại Việt Nam. Báo cáo năm 2012 của nơi này cho biết, tổng doanh thu của DATC xấp xỉ gần 500 tỷ đồng nhưng doanh thu từ hoạt động mua bán nợ chỉ xấp xỉ 38,8% (68% kế hoạch), 55,6% doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 183,5 tỉ đồng.

Tính riêng hoạt động mua bán nợ, năm 2012, DATC ký được 17 hợp đồng mua bán nợ với giá trị các khoản nợ khoảng 704 tỷ đồng, giá vốn mua nợ khoảng 160 tỷ đồng, tỉ lệ mua nợ bình quân 22,6%. Ngoài ra, 25 doanh nghiệp khác là các doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần… đang được DATC tái cơ cấu với giá trị các khoản nợ và tài sản trên sổ sách là 2.226 tỷ đồng. Trong đó, giá vốn mua nợ khoảng 454 tỷ đồng (giá mua nợ bình quân khoảng 20,4%).

Còn hiện tại, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng nợ xấu của toàn nền kinh tế thống kê được cỡ 252.000 tỷ đồng và đang thành lập Công ty quản lý tài sản để xử lý.

Ngọc Lan

Tbktsg

Các tin tức khác

>   Ngân hàng đau đầu với dư nợ vàng (23/01/2013)

>   Ngân hàng kiến nghị giải pháp “cứu” bất động sản (23/01/2013)

>   Nhân viên ngân hàng 'tróc nã' con nợ (23/01/2013)

>   Các tổ chức tín dụng nước ngoài phải phân loại nợ (22/01/2013)

>   "Sức khỏe" hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm sút (22/01/2013)

>   Tập trung gói giải pháp để lấy lại niềm tin thị trường (22/01/2013)

>   Lợi nhuận ngân hàng TPHCM giảm gần 96% (22/01/2013)

>   Nhiều doanh nghiệp đủ sức 'chống lưng' ngân hàng (22/01/2013)

>   Đăng ký điểm giao dịch vàng để… giữ chỗ? (22/01/2013)

>   Ngân hàng, sau giảm lương là nhân sự (22/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật