Thứ Tư, 09/01/2013 18:07

IMF: Nợ chính phủ đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế ở các nước tiên tiến

Ngày 8/12/2012, một nhóm các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố tài liệu điều tra với nhận định rằng: Các nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế tiên tiến sẽ phải giải quyết gánh nặng nợ nần cao của Chính phủ, nếu không muốn phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng thấp.

Theo nguồn tin từ Hội nghị thường niên của Hiệp hội kinh tế Mỹ tổ chức tại San Diego trong các ngày 4-6/1/2013, tỷ lệ nợ nần đã bùng nổ tại các nền kinh tế tiên tiến kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, và hiện đang ở mức cao chưa từng có, có thể gây hệ lụy lớn lao cho triển vọng tăng trưởng. Hội nghị này nhận định rằng, các nhà kinh tế đang phải vật lộn để tìm ra các giải pháp đối phó với gánh nặng nợ nần và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do cuộc khủng hoảng gây ra.

Tại một phiên thảo luận về nợ chính phủ, Nhà kinh tế trưởng của IMF Olivier Blanchard đặt ra 3 câu hỏi: (i) Khi nào thì cần phải cơ cấu lại nợ? (ii) Sẽ tốn kém như thế nào nếu để các khoản nợ tồn đọng? (iii) Liệu có phải đề ra các quy định mới về cơ cấu lại nợ không?

Ông Olivier Blanchard nhận định rằng, 3 năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, nợ của mỗi quốc gia tăng bình quân 86% so với mức ban đầu, một phần là do số nợ bị che dấu đi đã dần dần bộc lộ ra. Theo ông, để giảm bớt nợ, các nhà hoạch định chính sách cần có các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tài khóa, thẳng thắn công bố vỡ nợ chính phủ, hoặc tăng lạm phát. Các giải pháp này có thể mang lại hiệu quả với các mức độ khác nhau.

Một số đại biểu cho rằng, mối thách thức hiện nay là phải hài hòa các mô hình lý thuyết khác nhau trong việc giải quyết công nợ của chính phủ, đồng thời phải nhìn nhận những bài học được rút ra từ các cuộc thảo luận về tái cơ cấu nợ đang diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới.

Các đại biểu của IMF đề nghị cần nghiên cứu kỹ những khuyến nghị mà IMF đã từng đưa ra, đặc biệt là tư duy về khuyến nghị chính sách tài khóa của IMF nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng ở Châu Âu, hoặc cách tiếp cận thực dụng, linh hoạt và cụ thể cho từng nước trong việc củng cố tài khóa để hỗ trợ cho tăng trưởng trong ngắn hạn, các quan điểm về kiểm soát vốn, hoặc quan điểm toàn diện, linh hoạt và cân bằng về việc quản lý dòng vốn toàn cầu.

SBV

Các tin tức khác

>   Những kỳ vọng về kinh tế thế giới trong năm 2013 (09/01/2013)

>   Nhật sẽ mua trái phiếu châu Âu ghìm giá đồng yen (09/01/2013)

>   19 triệu người châu Âu thất nghiệp (09/01/2013)

>   Khám xét ngân hàng lớn nhất nước Đức (08/01/2013)

>   Italy: Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao kỷ lục (08/01/2013)

>   Vì sao ngân hàng lâu đời nhất Thụy Sỹ phải đóng cửa? (08/01/2013)

>   Brazil và Trung Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ (08/01/2013)

>   Án phạt 20 tỷ USD cho các ngân hàng Mỹ (08/01/2013)

>   GDP các nền kinh tế mới nổi sẽ vượt nước phát triển (08/01/2013)

>   Mỹ thoát nguy cơ tụt hạng tín nhiệm (07/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật