Thứ Ba, 08/01/2013 15:39

Dệt may xuất siêu 8,4 tỷ USD

Mặc dù nhu cầu của các thị trường sụt giảm nhưng ngành dệt may vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu.

Ngày 8-1, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2012. Ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiêm Phó Tổng giám đốc Vinatex cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xơ sợi toàn ngành đạt 17,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2011, trong đó xuất khẩu hàng dệt may đạt 15,8 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ.

Riêng Vinatex, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu dệt may năm 2012 đạt 8,8 tỷ USD. Như vậy, với tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 48%, ngành dệt may Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường vẫn có mức tăng trưởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may nói chung vào các thị trường này đều tăng chậm, thậm chí giảm.

Cụ thể, nhập khẩu dệt may vào thị trường Mỹ giảm 0,5% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9,2%. Nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản tăng 8% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh 19,3%. Thậm chí, tại thị trường Hàn Quốc khi nhập khẩu dệt may vào thị trường này giảm 7% thì nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9%.

“Điều này cho thấy, thị phần của hàng dệt may tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục được duy trì, vị thế của hàng dệt may tại các thị trường trong điều kiện khó khăn tiếp tục được củng cố, giữ vững được các khách hàng, thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng sang các thị trường mới”, ông Trường cho biết.

Ông Trường dự báo, năm 2013 vẫn là năm tiếp tục có bất ổn trong thị trường chung của toàn thế giới. Tổng tiêu thụ hàng dệt may toàn thế giới là 713 tỷ USD, chỉ tăng gần 2,32% so với năm 2012. Trên cơ sở dự báo này, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 18,8 - 19,2 tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2012, trong đó thị trường Mỹ khoảng 8,5 tỷ USD, EU khoảng 2,4 tỷ USD, Nhật Bản khoảng 2,4 tỷ, Hàn Quốc là 1,5 tỷ USD, thị trường khác đạt 4,3 tỷ USD.

Phan Thu

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Cải thiện môi trường đầu tư: 3 khâu đột phá (08/01/2013)

>   TPHCM còn 17 DNNN đầu tư ngoài ngành (08/01/2013)

>   Cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt tới... 200 triệu (08/01/2013)

>   Nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm pháp luật (08/01/2013)

>   Thị trường xuất khẩu 2013 (08/01/2013)

>   Đề xuất thành lập “Ban thi hành án” Vinashin (08/01/2013)

>   EVN tăng giá và lãi lớn (08/01/2013)

>   Bức tranh doanh nghiệp dưới góc độ thống kê (08/01/2013)

>   Chỉ còn một nửa số doanh nghiệp hoạt động (07/01/2013)

>   Công ty Tài chính Cao su sẽ sáp nhập vào Tập đoàn mẹ (07/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật