Thứ Ba, 08/01/2013 15:33

Cải thiện môi trường đầu tư: 3 khâu đột phá

Năm 2012, vốn đầu tư của những dự án đã thực hiện đăng ký tăng thêm tới 58,5% so với năm 2011. Như vậy, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam cũng như triển vọng trong tương lai nên sẵn sàng tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

Vài điểm sáng

Từ ngày 1/1 - 15/12/2012, cả nước có 1.100 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 435 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm là 13,01 tỷ USD, bằng 84,7% so với năm trước. Vốn thực hiện 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% năm 2011. Như vậy, mục tiêu thu hút vốn FDI năm 2012 khoảng 15- 16 tỷ USD, thực hiện khoảng 11- 12 tỷ USD, đã không cán đích.

Mặc dù thu hút FDI vào Việt Nam năm 2012 giảm về vốn đăng ký so với năm 2011 nhưng vẫn có những “điểm sáng” đáng lưu ý. Năm 2012, lượng vốn đăng ký tăng thêm của những dự án đã thực hiện tăng tới 58,5% so với năm 2011. Như vậy, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam cũng như triển vọng trong tương lai nên sẵn sàng tăng vốn mở rộng sản xuất. Đây là một trong những điểm nhấn về FDI năm 2012.

Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2012 tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký 9,1 tỷ USD, chiếm 70% tổng vốn đăng ký năm 2012. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 14,2% và lĩnh vực buôn bán lẻ, sửa chữa chiếm 3,7%.

Khu vực doanh nghiệp FDI đạt kết quả khả quan về tăng trưởng xuất khẩu. Năm 2012, khu vực FDI đã xuất siêu hơn 13 tỷ USD, góp phần đáng kể vào kết quả xuất siêu chung. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu 12,7 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, con số xuất siêu của Việt Nam khiến chúng ta phải quan ngại nhiều hơn là phấn khởi. Đó là việc các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, lãi suất cao, tồn kho lớn dẫn đến việc thu hẹp sản xuất, giảm mạnh nhập khẩu.

Thực hiện 3 khâu đột phá

Trong năm 2013 và các năm tiếp theo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút FDI giai đoạn 2011- 2020.

Hiện nay, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn, còn dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư. Hệ thống cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém, đặc biệt là hệ thống điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp. Nguồn nhân lực của Việt Nam tuy dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, thiếu nhân lực có trình độ cao, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong các dự án sử dụng công nghệ cao và hiện đại.

Vì thế, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: Những năm tới, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện tốt 3 khâu đột phá là cải cách thể chế, cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thu Phương

Báo Công Thương

Các tin tức khác

>   TPHCM còn 17 DNNN đầu tư ngoài ngành (08/01/2013)

>   Cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt tới... 200 triệu (08/01/2013)

>   Nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm pháp luật (08/01/2013)

>   Thị trường xuất khẩu 2013 (08/01/2013)

>   Đề xuất thành lập “Ban thi hành án” Vinashin (08/01/2013)

>   EVN tăng giá và lãi lớn (08/01/2013)

>   Bức tranh doanh nghiệp dưới góc độ thống kê (08/01/2013)

>   Chỉ còn một nửa số doanh nghiệp hoạt động (07/01/2013)

>   Công ty Tài chính Cao su sẽ sáp nhập vào Tập đoàn mẹ (07/01/2013)

>   Xuất khẩu thiết bị lọc nước biển sang Ảrập Xêút (07/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật