Thứ Sáu, 18/01/2013 08:28

Áp lực minh bạch lớn dần

Cùng với việc nới biên độ, trách nhiệm buộc DN niêm yết công bố thông tin đúng hạn, chân thực cần được cả 2 Sở đẩy mạnh hơn nữa.

Từng áp dụng các mức biên độ 2%, 3%, 4%, 5%, 7% và nay là 10% (sàn HNX), còn sàn HOSE là 7%, nhưng một thống kê thú vị từ HNX cho thấy, trong điều kiện thị trường bình thường, thời kỳ áp dụng mức biên độ rộng nhất lại có khoảng cách giữa giá mua - bán hẹp nhất. Nói cách khác, biên độ dao động giá càng rộng, càng khiến NĐT thận trọng. Tuy nhiên, nới biên độ là mong đợi của nhiều NĐT để chủ động quyết định giá, đặc biệt là có cơ hội kiếm siêu lợi nhuận trong phiên nếu “mua đáy, bán đỉnh”.

Về phía cơ quan quản lý, biên độ được coi là một công cụ để bảo vệ thị trường khỏi những cú sốc giá vô căn cứ, đồng thời điều tiết “độ nóng” của TTCK khi cần. Khi đã sử dụng công cụ này, TTCK Việt Nam không sử dụng hệ thống tạm dừng giao dịch dựa trên chỉ số chứng khoán. Đây là điểm khác biệt với nhiều TTCK quốc tế, khi họ không sử dụng biên độ dao động giá, mà sử dụng công cụ tạm ngừng giao dịch mỗi khi chỉ số giá biến động quá mạnh để ổn định tâm lý thị trường.

Trên các mặt báo những ngày gần đây, rất nhiều thành viên thị trường bày tỏ sự ủng hộ với giải pháp nới biên độ của UBCK. Nhưng ở một góc nhìn khác, khi việc nới biên độ trao quyền tự quyết về giá nhiều hơn cho NĐT thì nó chỉ thực sự có tác dụng tích cực nếu NĐT được nhận thông tin minh bạch nhất về DN. Vì thế, cùng với việc nới biên độ, trách nhiệm buộc DN niêm yết công bố thông tin đúng hạn, chân thực cần được cả 2 Sở đẩy mạnh hơn nữa. Tại HOSE, năm 2012 là năm Sở này mạnh tay nhất trong việc áp dụng các chế tài với DN vi phạm quy định về công bố thông tin, trong khi tại HNX, năm 2012 là năm dành nhiều nỗ lực cải thiện hệ thống công bố thông tin từ DN đến HNX và ra thị trường. Hiện có gần 80% DN trên HNX đã kết nối báo cáo online đến Sở, đến thị trường.

Như ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch HNX nói thì thị giá của cổ phiếu sẽ tương đương giá trị DN nếu có sự minh bạch. Cùng với việc tăng biên độ dao động giá, áp lực dường như đang lớn hơn với 2 Sở và UBCK. Làm thế nào để thúc đẩy sự minh bạch từ DN? Làm thế nào để hỗ trợ DN nhiều hơn trong công tác quản trị, kế toán, kiểm toán, công bố thông tin… để NĐT có đủ cơ sở quyết định giá? Đó là những câu hỏi không đơn giản mà thị trường đặt ra khi quyết định nới biên độ chính thức được áp dụng từ ngày 15/1 vừa qua.

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   18/01: Bản tin 20 giờ qua (18/01/2013)

>   Niềm tin trở lại? (17/01/2013)

>   KDC: Tỷ lệ free float trong rổ VN30 kỳ 1/2013 là 50% (17/01/2013)

>   MTG: Giải trình tăng giá cổ phiếu 10 phiên liên tiếp (17/01/2013)

>   SC5 nâng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành lên gần 15 triệu cp (17/01/2013)

>   VBC: Cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp (17/01/2013)

>   Giải thể CTCK, pháp lý đã mở (17/01/2013)

>   Chưa cần giải cứu, doanh nghiệp BĐS đã hốt tiền (17/01/2013)

>   Giá cổ phiếu ngành thép đang ấm lên (16/01/2013)

>   17/01: Bản tin 20 giờ qua (17/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật