Thứ Hai, 17/12/2012 23:01

Vì sao người nghèo “thích” vay của các tổ chức tài chính vi mô

Kết quả một nghiên cứu được công bố mới đây của Nhóm Công tác TCVM về mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam: có tới trên 90% đối tượng khảo sát cho biết họ hài lòng khi vay tại TCTCVM vì sự thuận tiện và phù hợp; 95,30% người được hỏi cho biết muốn tiếp tục được vay vốn từ các tổ chức này.

Những con số ấy dù có thể chưa nói lên tất cả, nhưng cho thấy phần nào nhu cầu rất lớn của nhiều người dân nghèo từ nguồn vốn vay của các TCTCVM.

Huy động đến... 1.000 đồng/món

Theo thổ lộ của một lãnh đạo tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) đang hoạt động khá tích cực tại các địa bàn miền Bắc của Việt Nam, chúng tôi được biết lãi suất mà tổ chức này cho vay hiện nay, cao nhất có thể lên tới 14%/năm. Đem so sánh lãi suất này với các mức lãi suất cho vay phổ biến mà nhiều NHTM đang áp dụng hiện nay thì có thể dễ dàng nhận thấy mức lãi suất này đang cao hơn từ 1% đến 3%. Tại sao có mức chênh như vậy và liệu các đối tượng vay vốn chính của TCTCVM – thường là người nghèo, có chấp nhận?

Trở lại kết quả một nghiên cứu được công bố mới đây của Nhóm Công tác TCVM về mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam: có tới trên 90% đối tượng khảo sát cho biết họ hài lòng khi vay tại TCTCVM vì sự thuận tiện và phù hợp; 95,30% người được hỏi cho biết muốn tiếp tục được vay vốn từ các tổ chức này. Những con số ấy dù có thể chưa nói lên tất cả, nhưng cho thấy phần nào nhu cầu rất lớn của nhiều người dân nghèo từ nguồn vốn vay của các TCTCVM.

Mặt khác, các mức lãi suất cho vay TCVM ở Việt Nam hiện nay không hề cao, nhìn từ kinh nghiệm thế giới. TS. Lê Thanh Tâm - chuyên gia TCVM cho biết, lãi suất cho vay TCVM ở nhiều nước trên thế giới tùy thuộc vào địa bàn, quy mô, uy tín của TCTCVM nhưng thường cao gấp 2 đến 3 lần lãi suất cho vay của NHTM.

Tuy nhiên, vẫn có một lượng khách hàng nhỏ cho biết không hài lòng khi vay từ nguồn vốn này. Một trong những nguyên nhân chính của sự không hài lòng vì cho rằng cách tính lãi suất cũng như mức lãi suất vay từ các TCTCVM hiện đang cao hơn so với Ngân hàng Chính sách xã hội và nhiều TCTD khác. Hiện các TCTCVM đang áp dụng 2 cách tính lãi suất là theo dư nợ giảm dần hoặc phẳng.

“Cả hai phương pháp tính này đều không vi phạm luật”, TS. Tâm khẳng định và nhấn thêm: “Trong khi đó, TCVM giảm chi phí giao dịch và chi phí cơ hội cho khách hàng rất nhiều thông qua cách thức cung cấp dịch vụ của mình”. Do đó, nếu tính tổng chi phí, vay vốn từ các TCTCVM chưa hẳn đã cao hơn lãi suất vay tại các NHTM.

Nỗi khổ của một TCTCVM hay những cán bộ tín dụng TCVM thì có lẽ chỉ đến khi được “mục sở thị” những chi phí khi họ triển khai các huy động, cho vay vốn đến khách hàng của mình (tính trong tương quan đồng vốn mà họ huy động và cho vay ra) thì mới có thể thấy hết.

“Cán bộ của chúng tôi đi khắp “hang cùng, ngõ hẻm” bất kể khó khăn để triển khai các dịch vụ”, bà Vũ Thị Khâu - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổ chức TCVM M7 (M7MFI) cho biết. Như để giúp chúng tôi hiểu thêm về sự vất vả và chi phí tốn kém, bà Chủ tịch M7 nói thêm: “Tiền huy động tiết kiệm có thể chỉ 1.000 đồng, 1.500 đồng/món chúng tôi cũng phải mất một tờ giấy biên nhận. Có ai huy động như chúng tôi không ?”.

Tạo cơ hội để tổ chức tài chính vi mô tiến xa hơn

Thời gian qua NHNN đã có những quy định, hướng dẫn cụ thể để khuyến khích các TCTCVM phát triển theo an toàn, bền vững phục vụ tốt người nghèo, người có thu nhập thấp và các DN vi mô. Đồng thời coi các TCTCVM (khi đã được cấp phép chính thức) là TCTD và họ phải chấp hành theo luật và các quy định liên quan đối với hoạt động của một TCTD.

Theo ông Hoàng Quốc Mạnh – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Cấp phép, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng (NHNN), một TCTD hoạt động trong cơ chế thị trường thì phải đảm bảo lợi nhuận dựa trên tính toán chi phí đầu vào, đầu ra, tích lũy… một cách hợp lý. Vì vậy, lãi suất cho vay của TCVM có thể cao hơn so với các TCTD khác cũng là điều hiểu được.

Nói vậy nhưng không phải không có cách để giúp các TCTCVM giảm hơn nữa lãi suất cho vay, từ đó gián tiếp mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nghèo. Về mặt vĩ mô, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách để tạo hành lang cho các TCTCVM hoạt động thuận lợi hơn, phát triển an toàn, bền vững theo đúng định hướng của Nhà nước.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến từ các chuyên gia TCVM và lãnh đạo các TCTCVM cho rằng, cần có sự ủng hộ và trợ giúp nhiều hơn nữa từ Nhà nước, Chính phủ trong việc hỗ trợ nguồn vốn, hỗ trợ kết nối TCTCVM với các đối tác quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài để họ có thể tiếp cận được các nguồn vốn rẻ từ đó cho khách hàng vay lại với lãi suất thấp hơn.

Cùng với đó, việc Nhà nước và các cơ quan bộ ngành liên quan xem xét miễn giảm thuế, tạo thuận lợi cho các TCTCVM hoàn tất hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh. Vì khi được cấp phép và trở thành một tổ chức có tư cách pháp nhân đầy đủ thì họ được người dân và các tổ chức quốc tế tín nhiệm hơn, việc huy động vốn thuận lợi hơn nhiều. Ông Hoàng Quốc Mạnh khẳng định: Thực tế, những TCTCVM đã được cấp phép hoạt động ổn định, có hiệu quả rất cao. Như TCTCVM Tình Thương (Quỹ TYM), riêng huy động vốn đã cao gấp gần 5 lần so với trước đây.

Đỗ Lê

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Kỷ lục ngân hàng thay tướng (17/12/2012)

>   Dự tính thêm nhiều trường hợp không được dùng ngoại hối (17/12/2012)

>   Ngân hàng “khéo lách” quy định giữ hộ vàng (17/12/2012)

>   Lãi suất và sự im lặng của Ngân hàng Nhà nước (17/12/2012)

>   Khả năng hạ lãi suất đang đến dần (17/12/2012)

>   Lãi suất huy động giảm, cho vay đứng yên (17/12/2012)

>   Ưu đãi vay tiêu dùng (16/12/2012)

>   Ngân hàng hết thời thưởng tết “khủng” (16/12/2012)

>   “Bồ thóc” dự trữ ngoại hối (15/12/2012)

>   Bộ Công an đề nghị truy tố siêu lừa Huyền Như, ACB thiệt hại hơn 700 tỉ đồng (15/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật