Thứ Bảy, 08/12/2012 14:11

TS. Vũ Thành Tự Anh: Vượt lên chứ không thể chỉ đi tắt đón đầu

“Nhiều năm qua, Việt Nam luôn khẳng định là đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào các mục tiêu này, thì có nhiều vấn đề phải bàn”, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với chung tôi.

Ông lý giải:

- Thứ nhất, đó là thế nào là nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa minh định được một cách chính xác và vì vậy mục tiêu này trở thành mục tiêu di động và đạt mục tiêu di động là rất khó.
Thứ hai, cấu trúc công nghiệp Việt Nam đến thời điểm này vẫn dựa vào những lợi thế cơ bản như tiếp cận đất đai, nhân công rẻ, chi phí rẻ. Vì vậy, Việt Nam vẫn là một nền công nghiệp gia công, lắp ráp chứ chưa tạo được giá trị gia tăng cao.
Thứ ba, theo tôi, đây là vấn đề trọng yếu đó là Việt Nam không phát triển công nghiệp dựa trên những lợi thế nền tảng của mình.

Ví dụ, nông nghiệp, Việt Nam đến thời điểm này vẫn là quốc gia nông nghiệp với khoảng 60 -70% dân số đang hoạt động trong lĩnh vực này. Nhưng chúng ta vẫn chạy theo công nghệ cao mà bỏ qua điều này, theo tôi đây chính là một sai lầm. Tôi nghĩ đây là vấn đề cần thay đổi. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tăng trường công nghiệp chỉ đạt 4,6% - 4,7%, một tỷ lệ rất thấp trong khi nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng nhưng sẽ không được tiếp thêm sức mạnh nếu không được đầu tư vào công nghệ.

Việt Nam đã thu hút FDI song không tận dụng được tác động lan tỏa từ khu vực này. Tôi cho rằng, kết nối này thể hiện qua hai khía cạnh. Đó là kết nối của doanh nghiệp Việt Nam với thế giới và doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Và trên thực tế, kết nối chủ yếu của chúng ta thiên về lượng, thiếu về chất và rất yếu, lỏng lẻo.

Đơn cử như vấn đề xuất khẩu. Trong 11 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 104 tỷ USD và nếu cộng cả nhập khẩu thì chiếm khoảng gần 200% GDP. Đây là con số đáng ca ngợi nhất là trong bối cảnh như hiện nay. Tuy nhiên, nhìn vào đằng sau con số xuất khẩu, chúng ta xuất chủ yếu là hàng gia công, nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên chứ hàm lượng giá trị gia tăng đóng góp cho xuất khẩu lại đang giảm đi.

Thứ nữa là chúng ta không có những doanh nghiệp đứng đầu và vận hành chuỗi giá trị toàn cầu mà chúng ta mới chỉ đứng ở vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị.

Đối với kết nối với doanh nghiệp FDI trong nước, nhiều tập đoàn hàng đầu như Sam Sung, Intel, Canon…đã đầu tư vào Việt Nam. Nhưng cái mà chúng ta làm cho họ mới chỉ là gia công đơn giản. Tính kết nối của doanh nghiệp FDI với nền kinh tế nội địa ở phương diện cung ứng dịch vụ, sản phẩm hỗ trợ thấp đấy là chưa kể đến chuyện tính lan tỏa của những doanh nghiệp này đối với các doanh nghiệp trong nước là rất thấp.

Lợi thế của người đi sau rõ ràng là có song để tận dụng lợi thế của người đi sau Việt Nam cũng phải có năng lực để khai thác lợi thế đi sau. Đã có những trường hợp Việt Nam học bài học sai của thế giới, chẳng hạn như học tập kinh nghiệm phát triển các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước theo mô hình Chaebol của Hàn Quốc (nguyên nhân khủng hoảng tài chính của Hàn Quốc năm 1997 và 1998). Cũng có lúc chúng ta học bài học nửa vời. Học bài học đúng đã quan trọng, quan trọng hơn là học bài học đầy đủ.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng ta để khu vực này bơi trong bối cảnh thời tiết toàn cầu kém, bối cảnh trong nước khó khăn nên doanh nghiệp này sụp đổ hàng loạt. Cơ hội người đi sau có, nhưng phải tìm hiểu cụ thể, chuẩn bị năng lực để vượt lên, chứ không thể chỉ nói là đi tắt đón đầu bởi có thể Việt Nam sẽ phải trả giá.

Đặng Hương

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 (07/12/2012)

>   VN sắp lọt “Top 10 thế giới về năng lực cạnh tranh” (07/12/2012)

>   Chất lượng sống tại Việt Nam đang tăng lên' (06/12/2012)

>   Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam: “Đừng ảo tưởng vào bức tranh màu sáng” (06/12/2012)

>   WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,5% năm 2013 (05/12/2012)

>   Khi các đầu tàu Bắc, Trung, Nam đều ảm đạm (05/12/2012)

>   Doanh nghiệp cho rằng kinh tế chỉ phục hồi sau 2013 (05/12/2012)

>   11 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 104 tỷ USD (04/12/2012)

>   Đà Nẵng thất thu ngân sách vì suy thoái (04/12/2012)

>   ‘Kinh tế Việt Nam cần một liều thuốc niềm tin’ (04/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật