Thứ Sáu, 14/12/2012 13:00

“Trái đắng”… không chỉ ngân hàng

Theo Quyết định 493, ngân hàng được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trước thuế, nhưng theo Thông tư 34/2011 của Bộ Tài chính lại là sau thuế. Như vậy, ngân hàng có lãi mới được trích lập dự phòng rủi ro. Điều này sẽ làm giảm nguồn cho khả năng trích lập dự phòng đủ. Nhất là trong điều kiện hiện nay nợ xấu tăng cao, dự phòng rủi ro là nguồn chính cơ bản quan trọng xử lý nợ xấu.

Theo đánh giá của các chuyên gia pháp chế, việc bóc tách dự phòng, truy thu thuế và phạt vi phạm về thuế của Đoàn Thanh tra Bộ Tài chính đã làm xáo trộn đến hoạt động của các NHTM, ảnh hưởng đến uy tín từng ngân hàng. Không những thế, các hướng dẫn này của Bộ Tài chính còn tạo sự xung đột về quy định pháp luật giữa các cơ quan quản lý và đặc biệt sẽ ảnh hưởng lớn tới chính sách xử lý nợ xấu không chỉ NHNN mà cả hệ thống chính trị đang nỗ lực thực hiện.

Theo Khoản 2, Điều 131 Luật Các TCTD 2010 hay Khoản 2 Điều 82 Luật Các TCTD 2004 đều quy định, việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do NHNN quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

Phần căn cứ tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD nêu rõ: “quy định này ban hành sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Công văn số 4280 TC/TCNH ngày 12/4/2005 của Bộ Tài chính”. Khoản 2, Điều 1 của Quyết định này cũng nêu rõ: việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các TCTD.

“Cả Quốc hội và Chính phủ đều thống nhất không sử dụng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu ngân hàng. Nếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Chính phủ và NHNN sẽ không đủ nguồn để thực hiện chính sách giải quyết nợ xấu đang rất khó hiện nay”, một chuyên gia cho biết.

Bởi theo Quyết định 493, ngân hàng được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trước thuế, nhưng theo Thông tư 34/2011/TT-BTC lại là sau thuế. Như vậy, ngân hàng có lãi mới được trích lập dự phòng rủi ro. Điều này sẽ làm giảm nguồn cho khả năng trích lập dự phòng đủ. Nhất là trong điều kiện hiện nay nợ xấu tăng cao, dự phòng rủi ro là nguồn chính cơ bản quan trọng xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, mặc dù trích lập dự phòng rủi ro sau thuế theo Thông tư 34/2011/TT-BTC sẽ tạo thêm khoản thu thuế thu nhập từ ngân hàng; vì chi phí trích lập dự phòng rủi ro vốn được khấu trừ trong chi phí kinh doanh theo Quyết định 493 này gộp vào thu nhập DN để tính thuế theo quy định đối với DN. Nhưng rõ ràng với ngân hàng có thể gia tăng rủi ro tín dụng, rủi ro hệ thống.

“Nếu coi chi dự phòng tín dụng là một khoản chi phí thì lập tức khi phát sinh rủi ro phải hạch toán vào chi phí mà không cần quan tâm có lợi nhuận hay không. Phần trích đó, sẽ phản ánh thực chất hoạt động của ngân hàng. Nếu chất lượng kém thì có thể lỗ hoặc đang lãi phải giảm lãi đi”, một chuyên gia phân tích nói.

Hơn nữa, các quy định liên quan đến trích lập đã được áp dụng theo thông lệ quốc tế (chuẩn mực Basel). Một chuyên gia ngân hàng cho biết, về bản chất rủi ro tín dụng rất khó xác định và khác với rủi ro các khoản dự phòng giảm giá hay khoản phải thu khó đòi của DN. Bởi ngân hàng huy động thông qua phát hành trái phiếu hoặc qua vay các tổ chức, cá nhân là giao dịch dân sự. Hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở uy tín chứ không phải dựa trên cơ sở kinh tế như mua hàng.

Khi cho vay ra đối với DN dựa trên cơ sở hoạt động kinh tế là dựa trên phương án kinh doanh vì vậy, bên cạnh việc đòi hỏi tài sản thế chấp, phân tích dự án, phải có dự phòng bảo đảm cho sự an toàn, của nguồn vốn huy động từ công chúng. Vì lẽ đó cần thiết phải có quy định trích lập rủi ro riêng cho ngân hàng. Quy định này thực chất là để bảo vệ người gửi tiền. “Cơ chế này hiện được cả thế giới áp dụng” vị chuyên gia này quả quyết.

Nhất Thanh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Hạn chế dùng tiền mặt: Lợi “đôi đường” (14/12/2012)

>   Lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh (14/12/2012)

>   Ngân hàng ngấm khó khăn từ doanh nghiệp (14/12/2012)

>   Ngân hàng nhỏ chạy nước rút tái cơ cấu (14/12/2012)

>   IMF, WB sắp có phân tích đầu tiên về hệ thống tài chính Việt Nam (13/12/2012)

>   Sửa pháp lệnh ngoại hối: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng đồng Việt Nam” (13/12/2012)

>   Siết chặt việc sử dụng ngoại hối (13/12/2012)

>   Vốn lưu động chờ doanh nghiệp “gõ cửa” (13/12/2012)

>   Vốn lưu động chờ doanh nghiệp “gõ cửa” (13/12/2012)

>   Giao dịch nội mạng ATM cũng sẽ bị thu phí? (13/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật